Thương hiệu, thiết kế, bằng sáng chế, bản quyền hoặc bí quyết: sở hữu trí tuệ (IP) là một yếu tố quan trọng cho thành công thương mại lâu dài. Do đó, việc bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn là điều vô cùng cần thiết. Những ý tưởng sáng tạo và sản phẩm thành công cũng có thể bị làm giả, vi phạm bản quyền và trộm cắp. Bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn trong các thị trường cạnh tranh cần đến sự hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ.
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn Luật Sở hữu Trí tuệ đáng tin cậy và có kinh nghiệm nhất chuyên về toàn bộ các dịch vụ Sở hữu Trí tuệ, giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Luật sở hữu trí tuệ liên quan đến các quy tắc để đảm bảo và thực thi các quyền hợp pháp đối với các phát minh, thiết kế và các tác phẩm nghệ thuật. Giống như Luật dân sự đều có các quy định để bảo vệ tài sản, bất động sản. Do đó, nó cũng bảo vệ quyền kiểm soát độc quyền đối với tài sản vô hình – trí tuệ của mỗi người. Mục đích của luật này là để khuyến khích mọi người phát triển các tác phẩm sáng tạo có lợi cho xã hội, bằng cách đảm bảo họ có thể thu lợi từ các tác phẩm của mình mà không sợ người khác chiếm dụng.
Tại Việt Nam, theo điều 1 và điều 2 của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 thì “Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.”
Cũng tại điều 2, “Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Đối với nhiều doanh nghiệp, tài sản trí tuệ có ý nghĩa nhiều hơn là một ý tưởng hoặc một khái niệm - nó là các tài sản kinh doanh thực sự có thể không thể thiếu đối với các dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp và liên quan trực tiếp đến khả năng tồn tại lâu dài.
Sở hữu trí tuệ có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng,… Khi những ý tưởng sáng tạo này được sử dụng mà không được phép thì nó đã làm doanh nghiệp của bạn phải chịu thiệt hại. Thời đại công nghệ mới đem lại nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng với chi phí khá thấp - nhưng điều này cũng làm tăng cơ hội trộm cắp tài sản trí tuệ. Các ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo của công ty, cá nhân có nguy cơ bị họ xâm phạm, ngay cả khi họ đã ở bên kia thế giới. Điều này khiến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ là cách tốt nhất để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh hoặc bất kỳ ai khác sử dụng ý tưởng của bạn cho lợi nhuận của riêng họ mà không có sự đồng ý của bạn.
Với cách tiếp cận chuyên sâu và giàu kinh nghiệm về luật sở hữu trí tuệ, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ toàn diện nhất.
HTC Việt Nam có một đội ngũ luật sư dày dạn kinh nghiệm với kinh nghiệm lâu năm trong tất cả các lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả và quyền sở hữu. Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của bạn được quản lý và bảo vệ trên toàn thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng thống nhất, HTC Việt Nam cam kết đem đến cho bạn những tư vấn luật sở hữu trí tuệ chính xác và hiệu quả nhất.
Quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt của doanh nghiệp, được xem như một quyền tài sản đối với sản phẩm trí tuệ của mình. Loại tài sản này có được mua bán, chuyển nhượng như một tài sản thông thường, vậy thủ tục hồ sơ chuyển nhượng như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này dưới đây:
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 đã làm tăng thêm vị trí quan trọng của công nghệ trong cuộc sống hiện nay. Việc bảo vệ các chương trình, phần mềm máy tính là việc vô cùng cần thiết để bảo vệ chính tài sản của mình và tránh những phát sinh những tranh chấp không đáng có. Dưới đây là chi tiết tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:
Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa đều là Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, hai khái niệm này không giống nhau khiến nhiều người lầm tưởng chúng là một. Hãy để công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tư vấn cho bạn về vấn đề này:
Xây dựng một nhãn hiệu tốt, ấn tượng là cách nhanh nhất giúp cho khách hành tiếp cận được với sản phẩm của doanh nghiệp – đây là một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Vậy nhãn hiệu như thế nào mới là phù hợp và để phù hợp với những điều kiện để được pháp luật bảo hộ? Công ty TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trong bài viết dưới đây:
Bảo hộ sáng chế đem lại những lợi ích to lớn cho người, doanh nghiệp sở hữu sáng chế. Nhưng không vì thế mà ai cũng am hiểu sâu về vấn đề này, song song với việc chuẩn bị đơn để đăng ký bảo hộ sáng chế, bạn còn cần phải nghiên cứu các chi phí liên quan tới việc đăng ký và những chi phí phát sinh liên quan. Dưới đây là những tư vấn của Công ty TNHH HTC Việt Nam về vấn đề này:
Đăng ký bảo hộ sáng chế không phải là một lựa chọn duy nhất cho doanh nghiệp của bạn nhưng là một doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác như hiện nay, hẳn bạn sẽ phải đánh giá hết sức cẩn thận giữa lợi ích và chi phí của việc đăng ký bảo hộ sáng chế này. Do đó, việc cân nhắc những điều sẽ có thể xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn quyết định có hoặc không bảo hộ sáng chế cho sản phẩm của mình. Hãy tham khảo những tư vấn dưới dây của Công ty TNHH HTC Việt Nam:
Sở hữu trí tuệ đã và đang thực sự trở thành một loại tài sản vô hình, chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng tài sản của các doanh nghiệp. Trong đó bằng độc quyền sáng chế có vai trò hết sức quan trọng, là công cụ mạnh để tăng hiệu quả cạnh tranh lành mạnh, thu hút các khoản đầu tư nhân lực, vật lực cả trong nước và nước ngoài. Và hiện nay, nhà nước cũng rất chú trọng trong việc bảo hộ các đối tượng là sáng chế. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng được coi là sáng chế, Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn cho bạn dưới đây:
Một hệ thống sở hữu công nghiệp đầy đủ, có hiệu quả sẽ tạo ra những lợi ích tiềm tàng đối với việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt và quyền sở hữu có tầm quan trọng như vậy nên việc chuyển nhượng quyền đó cho một cá nhân hay doanh nghiệp khác cần phải rất thận trọng. Do đó, các doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn giúp bạn trong bài viết dưới đây:
Hiện nay, khi nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng kéo theo sự đa dạng, phong phú của hàng hóa, dịch vụ cả về giá cả lẫn chất lượng cũng đồng nghĩa với sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất gay gắt. Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất là phải thu hút được sự chú ý và tạo ấn tượng khó quên cho khách hàng. Để làm được điều này, buộc các nhà kinh doanh phải tạo ra một nhãn hiệu có khả năng phân biệt đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác và các lưu ý dưới khía cạnh pháp luật.
Trong bối cảnh trình độ công nghệ ngày càng cao, việc sản xuất các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được tiến hành với quy mô lớn và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được lưu thông với phạm vi rộng, khiến cho số người bị ảnh hưởng hoặc bị tổn hại cũng sẽ chiếm số đông trong xã hội. Vì vậy, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng thuộc loại hành vi chống lại lợi ích xã hội. Do đó, bên cạnh quan hệ dân sự, vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được xem xét và xử lý theo khía cạnh hành chính. Mục tiêu của biện pháp hành chính trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ là bảo vệ lợi ích của người thứ ba và của xã hội, cũng chính là gián tiếp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền.
Doanh nghiệp Việt cần nhận thức được rằng: Nước Mỹ (Hoa Kỳ) không chỉ là cường quốc số 1 thế giới về kinh tế mà còn là thị trường xuất khẩu vô cùng quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm qua. Việt Nam hiện đang được hưởng rất nhiều lợi ích trong quan hệ thương mại với Mỹ do luôn có giá trị xuất siêu lớn sang thị trường này. Do đó, việc tìm hiểu về quy trình, thủ tục hay các giấy tờ cần thiết để đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là vô cùng thiết thực, nhất là đối với các doanh nghiệp đang có ý định xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu Việt vào thị trường Mỹ.
Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Hiện tại mình đang kinh doanh chuỗi Trà sữa được gần 3 năm được 3 chi nhánh, vì mô hình cũng nhỏ nên không đăng ký giấy phép kinh doanh và thương hiệu độc quyền. Hiện tại Trà sữa của mình đã có lượng khách và thu nhập ổn định. Mình muốn nhân rộng mô hình thêm bằng cách nhượng quyền. Tôi phải chuẩn bị những gì để có thể nhượng quyền thương hiệu. Nếu nhượng quyền cho bên nhận quyền dạng xe đẩy quy mô nhỏ thì cần giấy phép kinh doanh không. Cảm ơn luật sư!
Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản trước hay sau sẽ là yếu tố quyết định đến quyền sở hữu của nhãn hiệu khi đăng ký tại thị trường Nhật Bản, bởi việc Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản cũng tương tự như pháp luật của Việt Nam – Hệ thống “First to File” (Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên), người nộp đơn trước là người được ưu tiên được sở hữu trước. Pháp luật của Nhật Bản cũng xác định nhãn hiệu được bảo hộ dựa trên “hành vi cấp bằng”.
Nhãn mỹ phẩm: là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Ghi nhãn mỹ phẩm: là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về mỹ phẩm lên nhãn để người dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn và sử dụng; để nhà sản xuất kinh doanh quảng bá cho hàng hóa của mình và làm căn cứ để cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
Trung quốc cũng có cơ quan riêng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung. Cơ quan này chính là Tổng Cục quản lý sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA). Tất cả các nhãn hiệu muốn được bảo hộ tại Trung Quốc đều phải thông qua cơ quan này. Vậy cách thức đăng ký nhãn hiệu ở đây như thế nào?
Trang 18/25