KHI NÀO NÊN BẢO HỘ THÔNG TIN LÀ BÍ MẬT THƯƠNG MẠI
KHI NÀO NÊN BẢO HỘ THÔNG TIN LÀ BÍ MẬT THƯƠNG MẠI
Bí mật thông tin trong doanh nghiệp là một việc vô cùng quan trọng, liên quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi với sự phát triển, cạnh tranh gay gắt hiện nay, để doanh nghiệp đối thủ hoặc cùng lĩnh vực biết được những thông tin trong quá trình kinh doanh thì sẽ gây ra những hậu quả vô cùng bất lợi. Vì thế nên cần có sự bảo hộ kĩ càng, và được bảo hộ bởi pháp luật là một phương pháp hữu hiệu. Dưới đây là những tư vấn của công ty Luật TNHH HTC Việt Nam dành cho bạn:
I. Cơ sở pháp lý.
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009).
II. Nội dung tư vấn.
Bí mật thương mại là gì?
Bí mật thương mại hiểu một cách đơn giản là những thông tin bí mật không được nhiều người biết đến sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng lại tạo ra cơ hội, lợi thế cạnh tranh cho người chủ sở hữu khi sử dụng các thông tin bí mật đó.
Tuy nhiên, bí mật thương mại cũng chia ra làm hai loại:
- Bí mật liên quan đến sáng chế hoặc quy trình sản xuất mà không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ sáng chế, do đó chỉ có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật thương mại. Ví dụ như bí mật liên quan danh sách khách hàng, quy trình sản xuất không đáp ứng được tính mới để được cấp bằng bảo hộ.
- Bí mật thương mại liên quan đến sáng chế đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ và có thể được bảo hộ bằng độc quyền sáng chế.
Các doanh nghiệp sẽ lựa chọn nộp đơn bảo hộ bí mật thương mại là bằng độc quyền sáng chế hay giữ nguyên bí mật thương mại. HTC Việt Nam sẽ tư vấn một số thông tin để dễ dàng cho các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn.
1. Ưu điểm của bí mật thương mại:
- Bảo hộ bí mật thương mại không cần tiến hành thủ tục đăng ký và không bị giới hạn về thời gian miễn là bí mật không công khai hay tiết lộ với công chúng trong khi bằng độc quyền sáng chế chỉ có thời hạn bảo hộ là 20 năm;
- Bí mật thương mại không cần phải tốn chi phí đăng ký dù cũng phải chi một khoản khá cao để giữ bí mật thông tin;
- Có hiệu lực ngay lập tức;
- Không cần thực hiện các thủ tục như bộc lộ thông tin cho cơ quan nhà nước.
2. Nhược điểm của bí mật thương mại khi thỏa mãn các điều kiện để bảo hộ độc quyền sáng chế:
- Nếu bí mật thương mại trong sản phẩm cải tiến, người khác có thể dựa vào phân tích ngược để tìm ra bí mật thương mại và có quyền sử dụng sau đó. Trên thực tế, bảo hộ sáng chế dưới dạng bí mật thương mại không tạo ra sự độc quyền ngăn cấm người thứ ba sử dụng mà chỉ có bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích mới tạo ra loại độc quyền như vậy;
- Khi bí mật thương mại được công bố thì ai cũng đều có thể tiếp cận và sử dụng tùy ý;
- Mức độ bảo hộ bí mật thương mại yếu hơn so với mức độ bảo hộ dành cho sáng chế;
- Những người sử dụng các công cụ hợp pháp tạo ra thông tin liên quan đều có thể được bảo hộ độc quyền sáng chế dành cho bí mật thương mại.
Bí mật thương mại chỉ cần đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn bảo hộ sau:
- Thông tin cần bảo hộ phải là bí mật
- Phải có giá trị thương mại, tức là phải tạo ra cơ hội trong kinh doanh cho chủ sở hữu
- Phải được chủ sở hữu áp dụng những biện pháp giữ bí mật thông tin đó thích hợp.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về khi nào nên bảo hộ thông tin là bí mật thương mại. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Quỳnh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn