Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp , trình độ chuyên môn cao. HTC VIỆT NAM chắc chắn sẽ làm quí khách hài lòng với các dịch vụ tư vấn pháp luật về hợp đồng của chúng tôi. Liên hệ 0989 386 729 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Có thể nói rằng hợp đồng dân sự là một trong những chế định cơ bản nhất của pháp luật dân sự, là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp phát sinh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Với vai trò quan trọng của mình, hợp đồng dân sự đòi hỏi phải được thành lập một cách hợp pháp, chặt chẽ đồng thời đáp ứng như cầu nguyện vọng của các bên. Để có được một hợp đồng hoàn thiện nhất, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin cung cấp tới khách hàng dịch vụ tư vấn pháp luật về hợp đồng.
Trong quá trình giao thương, hợp đồng mua bán hàng hóa đóng vai trò nền tảng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng trong soạn thảo và thực hiện hợp đồng, các tranh chấp có thể dễ dàng phát sinh, gây thiệt hại về thời gian, tài chính, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của các bên. Để giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp và cá nhân cần chú trọng một số điểm quan trọng khi lập hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc hiểu rõ những điều cần lưu ý này không chỉ giúp tránh các tranh chấp không mong muốn mà còn tạo nền tảng cho mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài giữa các bên.
Trong năm 2024, quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa 2024 qua Sở Giao dịch hàng hoá được thực hiện theo Luật Thương mại 2005 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật Quản lý ngoại thương 2017 (sau đây gọi gọn là Luật Thương mại 2005).
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam mà còn đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo ra nguồn thu nhập cho hàng triệu gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp XKLĐ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, thường gặp phải nhiều rủi ro pháp lý, đặc biệt là rủi ro liên quan đến hợp đồng. Việc kiểm soát rủi ro hợp đồng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công và bền vững của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, vai trò của luật sư trong việc tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát rủi ro hợp đồng trở nên cực kỳ quan trọng.
Xuất khẩu lao động tại châu Âu đã trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều lao động tại Việt Nam, nhờ vào cơ hội việc làm đa dạng và thu nhập cao. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, người lao động cũng có thể gặp phải nhiều rủi ro và tranh chấp liên quan đến hợp đồng xuất khẩu lao động. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân mà còn có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Việc tư vấn pháp lý để giải quyết các tranh chấp hợp đồng là rất cần thiết, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, đồng thời đảm bảo rằng các giao dịch diễn ra một cách công bằng và minh bạch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khía cạnh pháp lý quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng xuất khẩu lao động tại châu Âu.
Trong quá trình tuyển dụng và xuất khẩu lao động, việc xây dựng một hợp đồng xuất khẩu lao động tiêu chuẩn là bước quan trọng để đảm bảo quyền lợi của cả doanh nghiệp và người lao động, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc này có thể gặp khó khăn do hạn chế về kinh nghiệm và nguồn lực. Bài viết này sẽ gợi ý một số giải pháp trợ giúp doanh nghiệp nhỏ trong việc xây dựng hợp đồng xuất khẩu lao động tiêu chuẩn.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhiều công ty lựa chọn cắt giảm nhân sự. Trong khi đó nhu cầu tìm việc làm lại gia tăng. Do đó, nhiều người lao động lựa chọn đi xuất khẩu lao động. Hợp đồng lao động là căn cứ phát sinh quan hệ lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động tại nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp cho bạn những nội dung cơ bản về vấn đề này.
Khi xã hội ngày càng phát triển, thì vệc hội nhập là cách giúp các quốc gia giải quyết được vấn đế nhân lực lao động. Ngày càng có nhiều người muốn xuất khẩu lao động để tạo cho mình có cơ hội có việc làm và cơ hội phát triển. Trong đó hợp đồng bảo lãnh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các nghĩa vụ của cá nhân khi tham gia xuất khẩu lao động. Đây là công cụ pháp lý giúp doanh nghiệp, ngân hàng, và tổ chức tín dụng giảm thiểu rủi ro khi người lao động không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng lao động hoặc vay vốn. Vậy, hợp đồng bảo lãnh được ký kết khi nào và những điều kiện cần thiết để cá nhân được bảo lãnh trong quá trình xuất khẩu lao động là gì? Bài viết này sẽ làm rõ thời điểm ký kết hợp đồng bảo lãnh cũng như các điều kiện cần thiết mà người lao động cần đáp ứng để có thể được bảo lãnh, đảm bảo một quá trình làm việc hợp pháp và an toàn tại nước ngoài.
Hiện nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa, nhu cầu tìm kiếm, sử dụng lao động nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước ngày càng cao. Việc giao kết hợp đồng lao động với người nước ngoài khác gì so với giao kết hợp đồng lao động đối với người Việt Nam và cần phải lưu ý những gì để hợp đồng lao động hợp pháp, tránh những tranh chấp không đáng có. Về cơ bản, hợp đồng lao động ký kết với người nước ngoài cũng tương tự như khi ký với người Việt Nam cả về hình thức lẫn nội dung, được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật lao động năm 2019. Tuy nhiên, khi muốn sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề.
Xuất khẩu lao động là cơ hội lớn để người lao động có thể cải thiện đời sống, tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, có không ít trường hợp người lao động phải thực hiện những công việc không đúng với những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng với công ty xuất khẩu lao động. Vậy, khi gặp tình huống này, người lao động nên xử lý như thế nào để đảm bảo quyền lợi của mình?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các hợp đồng xây dựng quốc tế ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, cùng với đó là những tranh chấp phát sinh từ sự khác biệt về ngôn ngữ, luật pháp, văn hóa kinh doanh giữa các bên đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Để giải quyết những tranh chấp này một cách hiệu quả và không làm tổn hại đến mối quan hệ thương mại, phương thức hòa giải thương mại đã trở thành một giải pháp được ưu tiên lựa chọn tại Việt Nam.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là công cụ quan trọng trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam, cho phép các bên hợp tác mà không cần thành lập pháp nhân mới. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh BCC còn tồn tại nhiều bất cập, gây khó khăn trong việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi các bên tham gia. Trong bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trong bất kể hoạt động tạo lập hợp đồng nào, thì hoạt động đàm pháp, thỏa thuận để ký kết hợp đồng là một trong những khâu quan trọng nhất. Có những giao dịch, thương vụ được tạo lập từ những hợp đồng với nhiều điều khoản phức tạp mà nếu không cẩn thận thì có thể mất đi những quyền và lợi ích, tìm ẩn những rủi ro. Bởi vậy, việc thuê Luật sư cung tham gia đàm pháp ký kết hợp đồng thương mại là hết sức cần thiết.
Hợp đồng vay tiền là một giao dịch dân sự quen thuộc trong xã hội Việt Nam và nhiều khi cho vay không đòi lại được. Để hạn chế các tranh chấp, các bên cần giao kết và thực hiện đúng các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng vay tiền cá nhân. Thông qua bài viết này, bài viết sẽ đem đến các thông tin pháp lý về hợp đồng vay tiền và thủ tục khởi kiện đòi nợ.
Hiện nay, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định rõ ràng trong pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại. Khi xảy ra thiệt hại do hành vi trái pháp luật, người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo mức độ và tính chất của thiệt hại. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những điều cần lưu ý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?