Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là mô hình khá phổ biến hiện nay. Với cơ chế đàm phán để chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh có tính linh hoạt, do không có ràng buộc vể tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Để giúp các nhà đầu tư khắc phục được điểm yếu của mình và sử dụng được hầu hết các lợi thế trong kinh doanh, HTC Việt Nam xin tư vấn về ưu và nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh thông qua bài viết dưới đây.

1. Ưu điểm

Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức do không phải thành lập một pháp nhân trước khi triển khai dự án đầu tư và tiến hành hoạt động kinh doanh. Vậy nên, BCC là là một lựa chọn thông minh cho các nhà đầu tư muốn thực hiện dự án một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và cũng như không bị rằng buộc.

Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ví dụ như đối với những thị trường đầu tư còn mới mẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận thông qua những đối tác trong nước am hiểu thị trường. Còn các nhà đầu tư trong nước thì có thể được các đối tác nước ngoài hỗ trợ về vốn, nhân lực, công nghệ hiện đại.

Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Do đó, nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư. Đối với hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Do đó, hình thức đầu tư này đã góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khác nhau.

Thứ tư, việc tiến hành đầu tư theo hợp đồng BCC còn giúp các nhà đầu tư khi ký kết được lựa chọn phương án góp vốn, phân chia kết quả kinh doanh sao cho phù hợp với mức độ đóng góp của các bên tham gia. Do đó, hợp đồng BCC khá phù hợp so với tình hình thực tế ở nước ta, doanh nghiệp Việt Nam chúng ta có lợi thế hơn trong hiểu biết về văn hóa tiêu dùng trong nước, về lực lượng lao động địa bàn.. còn các doanh nghiệp nước ngoài thường có lợi thế về vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến.

Thứ năm, đây là hình thức đầu tư dễ tiến hành, thủ tục đơn giản (do không phải thành lập doanh nghiệp mới). Hình thức đầu tư này giúp sớm thu được lợi nhuận, thích hợp với các dự án cần triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn. Vì các nhà đầu tư không mất nhiều thời gian xây dựng cơ sở sản xuất mới, quy mô dự án có thể linh hoạt.

2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC cũng tồn tại những điểm hạn chế mà khi lựa chọn hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư không thể không tính đến để đảm bảo cho hoạt động đầu tư của mình thu được lợi nhuận cao nhất và ít rắc rối nhất sau này.

Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân mới như phân tích ở trên là một trong những ưu điểm nổi bật nhưng nó cũng chính là mặt hạn chế của hình thức đầu tư này. Chính vì không thành lập một doanh nghiệp mới, do đó dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh. Cũng chính vì không có một doanh nghiệp liên doanh mới ra đời giữa các nhà đầu tư, do đó, sẽ không có con dấu riêng, và đương nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận lựa chọn một trong con dấu của các nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư. Việc không phải thành lập pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ, lựa chọn sai hình thức đầu tư thì nó lại trở thành một hạn chế rất lớn, gây ra nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư không lường trước được. Vì không có doanh nghiệp mới ra đời, do đó, quyền quản lý dự án đầu tư sẽ được chia đều cho tất cả các nhà đầu tư, như vậy sẽ có lợi cho các nhà đầu tư bỏ ra ít vốn hơn nhưng lại không công bằng với các nhà đầu tư bỏ nhiều vốn hơn.

Thứ hai, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC. Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình thức đầu tư này.

Thứ ba, đầu tư theo hợp đồng BCC sẽ khó thu hút đầu tư đối với những lĩnh vực còn khó khăn và cần phát triển lâu dài, chỉ thực hiện được đối với một số lĩnh vực dễ sinh lợi và sinh lợi nhanh. Đầu tư theo hợp đồng BCC thường được áp dụng để thực hiện một dự án cụ thể, nên việc quản lý, kinh doanh đối với dự án lâu dài sẽ là không phù hợp khi lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC.

Thứ tư, đôi khi quan hệ hợp tác với đối tác nước sở tại còn thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại. Điều này xuất phát từ văn hóa kinh doanh và nhận thức của nhiều doanh nghiệp trong nước còn yếu kém

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về ưu và nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(Lê Thị Nguyệt Hà)



Gọi ngay

Zalo