Tranh chấp hợp đồng xây dựng: Ai chịu trách nhiệm khi dự án “đứng hình”?
- Hợp đồng xây dựng là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định hợp đồng thi công xây dựng như sau:
“Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.”
2. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tranh chấp hợp đồng xây dựng
Các tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng thường phát sinh do nhiều nguyên nhân như: các tranh chấp liên quan đến thiết kế; các yêu cầu bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng bị chậm trễ, không đúng thiết kế hoặc không bảo đảm chất lượng; bồi thường trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng; yêu cầu liên quan đến bảo hiểm công trình, chậm trễ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng…
2.1. Chậm thanh toán hoặc không thanh toán đúng hạn
Chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng khiến nhà thầu thiếu vốn để tiếp tục thi công.
2.2. Thi công không đúng tiến độ hoặc kém chất lượng
Trong lĩnh vực thi công xây dựng vấn đề tiến độ và chất lượng công trình là các yếu tố quan trọng thường được quy định chặt chẽ tại các hợp đồng thi công xây dựng giữa nhà thầu và Chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thi công do tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau như thời tiết, điều kiện về vốn, nhân lực dẫn đến nhà thầu đã thi công công trình không đảm bảo về mặt thời gian hoặc chất lượng công trình. Điều này dẫn tới phát sinh tranh chấp giữa Chủ đầu tư và nhà thầu thi công về việc phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường vi phạm hợp đồng. Khi xảy ra tranh chấp này các bên cần lưu ý:
- Chỉ được chấm dứt hợp đồng nếu như hợp đồng có quy định việc chậm tiến độ thi công hoặc không đảm bảo chất lượng công trình là điều kiện để một bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng;
- Chỉ được yêu cầu phạt vi phạm Hợp đồng nếu trong Hợp đồng có quy định điều khoản phạt vi phạm;
- Thiệt hại được yêu cầu bồi thường phải là thiệt hại thực tế phát sinh trực tiếp do lỗi của một bên, thiệt hại này bao gồm: trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm;
- Về phía Chủ đầu tư, Chủ đầu tư có quyền yêu cầu Ngân hàng bảo lãnh thực hiện thanh toán bảo lãnh nếu như có phát hành chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
- Khi xảy ra tranh chấp nêu trên để hạn chế rủi ro, chứng minh được lỗi không thuộc về mình, các bên cần lưu ý hoàn thiện các chứng từ để chứng minh đơn vị mình đã hoàn thiện các nội dung công việc theo hợp đồng như:
2.3. Do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Trong quá trình thi công xây dựng có thể do nhiều lý do khác nhau mà một trong hai bên đã tiến hành chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng sẽ xảy ra thiệt hại cho bên còn lại. Khi quyền và lợi ích của một bên bị xâm phạm thì hệ quả tất yếu đó là tranh chấp sẽ xảy ra giữa các bên về yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng
- Dạng tranh chấp do đơn phương chấm dứt hợp đồng là loại tranh chấp thường xảy ra với tất cả các bên (bên Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công).
- Khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không có lý do chính đáng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng (nếu trong hợp đồng có quy định điều khoản phạt vi phạm hợp đồng). Trường hợp nếu bên bị vi phạm là Chủ đầu tư thì Chủ đầu tư cũng có quyền yêu cầu Ngân hàng phát hành bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Ngoài ra, còn tồn tại các nguyên nhân như Thiếu hồ sơ pháp lý cần thiết: Các bên không đáp ứng đủ giấy tờ về cấp phép, phê duyệt thiết kế hoặc giải phóng mặt bằng; Điều khoản hợp đồng không rõ ràng: Các điều khoản không chặt chẽ, dễ dẫn đến cách hiểu khác nhau và tranh chấp; Thay đổi quy định pháp luật hoặc chính sách nhà nước: Những thay đổi đột ngột trong quy định pháp luật về xây dựng, đất đai có thể khiến dự án bị ngưng trệ.
3. Vậy khi dự án bị đình trệ, trách nhiệm thuộc về ai?
Theo quy định pháp luật, trách nhiệm của từng bên được xác định dựa trên hợp đồng đã ký kết và các điều khoản pháp lý liên quan.
3.1. Chủ đầu tư
Theo Điều 143 Luật Xây dựng 2014, chủ đầu tư có trách nhiệm đảm bảo đủ vốn thực hiện dự án, cụ thể:
“1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:
a) Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;
b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
c) Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
d) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các quy định nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước còn phải tuân thủ các quy định sau:
a) Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian;
b) Đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo nội dung, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh hợp đồng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép.”
Nếu chậm thanh toán hoặc không thanh toán theo hợp đồng, chủ đầu tư có thể phải bồi thường thiệt hại cho nhà thầu theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 112 Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình Luật Xây dựng 2014:
“2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;
b) Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi công xây dựng;
c) Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;
d) Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;
e) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;
g) Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng;
h) Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;
i) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
k) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Nếu thay đổi thiết kế hoặc chấm dứt hợp đồng trái luật, chủ đầu tư có thể bị kiện ra tòa hoặc trọng tài thương mại.
3.2. Nhà thầu
Nhà thầu phải tuân thủ tiến độ và chất lượng thi công theo hợp đồng được quy định tại Điều 111 Luật Xây dựng 2014, cụ thể:
“1. Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
3. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
4. Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng.
5. Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
6. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.”
Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 113 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng Luật Xây dựng 2014 quy định:
“2. Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
b) Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;
c) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;
d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình;
đ) Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;
e) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
g) Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường;
h) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
i) Bảo hành công trình;
k) Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
l) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
m) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.”
3.3. Nhà thầu thiết kế
Theo khoản 2 Điều 114 Luật Xây dựng 2014 quy định Nhà thầu thiết kế có các nghĩa vụ sau:
“a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này;
b) Cử người có đủ năng lực để giám sát tác giả thiết kế theo quy định của hợp đồng, người thực hiện nhiệm vụ này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra;
c) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo hợp đồng thiết kế xây dựng với chủ đầu tư;
d) Xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư về những bất hợp lý trong thiết kế xây dựng;
đ) Khi phát hiện việc thi công sai thiết kế được phê duyệt thì phải thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.”
4. Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
Khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức sau:
4.1. Thương lượng, hòa giải
Đây là phương án tối ưu giúp các bên đạt được thỏa thuận mà không cần khởi kiện.
4.2. Giải quyết qua trọng tài thương mại
Theo Luật Trọng tài thương mại 2010, các bên có thể đưa tranh chấp ra trọng tài nếu hợp đồng có điều khoản trọng tài. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định rõ ràng về hòa giải thương mại thông qua Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Theo đó, các bên tranh chấp trong hợp đồng xây dựng quốc tế hoàn toàn có thể áp dụng phương thức hòa giải thương mại. Hòa giải viên có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài, nhưng cần đáp ứng được những tiêu chí nhất định về năng lực, kinh nghiệm và sự trung lập. Ngoài ra, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản liên quan cũng tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc sử dụng hòa giải trong lĩnh vực xây dựng. Các quy định này tạo nên một nền tảng pháp lý vững chắc, đảm bảo rằng hòa giải thương mại có thể được triển khai một cách hiệu quả tại Việt Nam.
4.3. Khởi kiện ra Tòa án
Nếu không thể hòa giải, bên bị thiệt hại có thể khởi kiện tại tòa án theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để yêu cầu bồi thường.
Tóm lại, tranh chấp hợp đồng xây dựng là vấn đề phức tạp, có thể kéo dài và gây thiệt hại lớn cho các bên liên quan. Để hạn chế rủi ro, các bên cần xây dựng hợp đồng chặt chẽ, tuân thủ quy định pháp luật và chủ động giải quyết tranh chấp một cách hợp lý. Khi gặp vướng mắc, việc nhờ đến luật sư chuyên môn là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
________________________________________________________________________
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Phạm Thu Hằng; Ngày viết: 24/02/2025)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0989.386.729
Email: hotmail@htcvn.vn
Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
_____________________________________________________________________
Các bài viết liên quan:
- - Tư vấn xử lý tranh chấp hợp đồng
- - Giải quyết tranh chấp về hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng
- - Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng quốc tế bằng phương thức hòa giải thương mại tại việt nam