TƯ VẤN XỬ LÝ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Số: ........../TTV-HTC Việt Nam
V/v: Đề xuất dịch vụ tư vấn xử lý tranh chấp hợp đồng
Kính gửi: khách hàng
Kính thưa Quý khách hàng!
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.
I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG
Khách hàng mong muốn được tư vấn về vấn đề liên quan đến việc xử lý tranh chấp hợp đồng.
Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn trong việc xử lý tranh chấp hợp đồng. Cụ thể: Hiện nay, Quý khách hàng đang có nhu cầu được tư vấn về việc tìm hiểu các quy định của pháp luật trong việc xử lý tranh chấp hợp đồng.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM
1. Cơ sở pháp lý:
Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:
Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13;
Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13;
Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12;
2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng về việc xử lý tranh chấp hợp đồng như sau:
2.1. Tranh chấp hợp đồng
Theo Điều 385 BLDS 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Tranh chấp hợp đồng được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, thường là yếu tố tài sản và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp, phát sinh từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
2.2. Xử lý tranh chấp hợp đồng
Tranh chấp hợp đồng phải được giải quyết thông qua một phương thức phù hợp, làm sao để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng, sự tự nguyện, bình đẳng của các bên. Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, các bên cần xác định, đánh giá, tìm hiểu phương thức giải quyết nào sẽ mang lại lợi thế cho các bên nhất căn cứ vào nội dung cũng như tính chất của tranh chấp hợp đồng, sự hợp tác, thiện chí của các bên mong muốn giải quyết khi tranh chấp xảy ra. Ưu tiên áp dụng theo thỏa thuận của các bên đã ghi nhận trong hợp đồng, nếu trong hợp đồng chưa có thì các bên khi có tranh chấp xảy ra có thể lựa chọn thỏa thuận phương thức giải quyết với nhau.
Hiện nay trong thực tế, khi có tranh chấp hợp đồng, các bên có thể lựa chọn các phương thức giải quyết sau:
- Thương lượng: do hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên do đó các bên nên tự thương lượng, trao đổi và thỏa thuận tìm ra giải pháp chung là tốt nhất. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp các bên giữ gìn được mối quan hệ tốt đẹp với nhau và đều có sự hài lòng về cách giải quyết, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Hòa giải: sẽ có sự can thiệp của bên thứ ba (hòa giải viên), là người trung gian hòa giải, hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm phương pháp để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình các bên ngồi lại với nhau để có tiếng nói chung. Hòa giải viên có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Tòa án do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn hoặc do pháp luật quy định.
- Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại: áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn chỉ định trọng tài viên. Quyết định trọng tài là quyết định chung thẩm, có giá trị cưỡng chế thi hành. Lựa chọn giải quyết bằng phương thức này sẽ giúp các bên nhanh chóng giải quyết được mâu thuẫn và hạn chế tiết lộ bí mật kinh doanh của các bên, tuy nhiên sẽ tốn chi phí và tính cưỡng chế thi hành quyết định của trọng tài không cao.
- Giải quyết thông qua tòa án: trường hợp các bên không tự thỏa thuận, hòa giải với nhau thì có thể nộp đơn ra Tòa, yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh nhà nước nên bản án, quyết định của tòa được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên quá trình giải quyết tại tòa mất nhiều thời gian, công sức hơn.
Bên khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng khi lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp phải đưa ra chứng cứ, xuất trình căn cứ pháp luật chứng minh quyền được yêu cầu giải quyết tranh chấp.
2.3. Bảng báo giá chi phí:
STT | Loại công việc | Chi phí |
1 | Tư vấn xử lý tranh chấp hợp đồng, các bước cần thực hiện để giải quyết tranh chấp |
|
2 | Cử luật sư tham gia các cuộc tiếp xúc, cuộc họp hoặc đàm phán với tư cách là luật sư của khách hàng để nhanh chóng giải quyết tranh chấp hợp đồng |
|
3 | Tư vấn cho khách hàng về thủ tục, hồ sơ khởi kiện vụ án ra tòa án hoặc trọng tài để giải quyết tranh chấp |
|
III. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan:
Tư vấn tổng hợp pháp luật về hợp đồng
Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng kinh tế
Giải quyết tranh chấp về hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng