TÁC PHẨM NÀO ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT 2020
TÁC PHẨM NÀO ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT 2020
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác giả trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển. Việc bảo vệ thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy hoạt động sáng tạo, làm giàu kho tàng tri thức, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Vậy, để được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm phải nằm trong phạm vi mà pháp luật cho phép và bảo hộ. Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ tư vấn cụ thể cho bạn về vấn đề này:
I. Cơ sở pháp lý.
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009);
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
II. Nội dung tư vấn.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu theo Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Theo đó, quyền tác giả là một chế định pháp luật trong đó tập hợp các quy định cụ thể về việc bảo hộ các sáng tạo văn học và nghệ thuật của các tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo khác – sau đây gọi là “tác phẩm”. Các tác phẩm đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả phải là các sáng tạo trí tuệ gốc, bất kể chất lượng như thế nào và gồm có các hướng dẫn kỹ thuật hoặc các hình vẽ kỹ thuật đơn giản.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả mà không sao chép từ tác phẩm của người khác như:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Các bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Ngoài ra còn có tác phẩm phái sinh vẫn được bảo hộ nếu không làm phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh.
Vì thế, tác giả của chương trình máy tính, người thiết kế trang web, doanh nghiệp đa phương tiện, công ty quảng cáo, đài phát thanh, nhà xuất bản... sáng tạo ra và truyền bá các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo các quy định thông thường và phải hiểu rõ về hình thức bảo hộ được trao cho các tác phẩm nhằm khai thác chúng một cách phù hợp.
Một điều cần lưu ý là pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng chứ không phải là bản thân ý tưởng. Sự sáng tạo được pháp luật quyền tác giả bảo hộ là sự sáng tạo về sự chọn lọc và sắp xếp các từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc và mã máy tính...
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về những loại tác phẩm sẽ được pháp luật trong nước bảo hộ dưới quyền tác giả. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Quỳnh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn