KHI BỊ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ, BẠN NÊN/CÓ THỂ LÀM GÌ?
KHI BỊ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ, BẠN NÊN/CÓ THỂ LÀM GÌ?
Tài sản sở hữu trí tuệ là tài sản có giá trị, khả năng tạo ra lợi nhuận khá cao, vì thế mà có thể trở thành đối tượng bị xâm phạm nhiều. Mặc dù người sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã xây dựng các biện pháp bảo vệ trước những nguy cơ có thể bị xâm phạm quyền nhưng vẫn không thể lường được trước tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Do vậy, không chỉ cần các biện pháp phòng ngừa mà chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cần đưa ra các giải pháp có thể sử dụng khi bị xâm phạm quyền. Dưới đây là những tư vấn của công ty Luật TNHH HTC Việt Nam dành cho bạn:
I. Cơ sở pháp lý.
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009).
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
II. Nội dung tư vấn.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 28, Điều 35, Điều 126, Điều 127, Điều 129 và Điều 188 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và căn cứ xác định các hành vi xâm phạm được ghi nhận tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP bao gồm:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Có hành vi xâm phạm đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, cũng không phải là người được pháp luậthoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Hành vi diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Khi xảy ra hành vi xâm phạm quyền, bạn nên xem xét các vấn đề sau rồi mới đưa ra quyết định biện pháp áp dụng:
- Xác định ai là người xâm phạm;
- Xác định mức độ nghiệm trọng của vấn đê;
- Xem xét xu hướng tiếp diễn hay không của hành vi;
- Tính toán thiệt hại đã, đang hoặc sẽ phải chịu nếu có thể.
Sau khi xác định được bản chất vấn đề, cân nhắc chi phí và lợi ích để áp dụng biện pháp phù hợp:
- Căn cứ vào thiệt hại về thu nhập, kinh doanh hoặc lợi nhuận: nếu thiệt hại không đáng kể thì có thể “bỏ qua” vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu mức độ xâm phạm là đáng kể hoặc có khả năng như vậy, bạn sẽ phải tìm ra được thủ phạm và xử lý chúng một cách nhanh gọn, có hệ thống.
- Căn cứ và hợp đồng nếu là tranh chấp với công ty đối tác: kiểm tra điều khoản về giải quyết tranh chấp như trọng tàu, hòa giải. Việc đưa điều khoản này vào trong hợp đồng đối với việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài và hòa giải có thể tránh được các chi phí tố tụng tốn kém. Trong trường hợp không có điều khoarnt hì các bên vẫn có thể thỏa thuận sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp trọng tài và hòa giải.
-Khi thấy ai đó đang xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của bạn, có thể xem xét việc gửi thư (gọi là “thư yêu cầu tạm dừng”) cho người có hành vi xâm phạm để thông báo khả năng xung đột giữa quyền sở hữu trí tuệ của bạn và hoạt động kinh doanh của họ và đề xuất bàn luận một giải pháp hợp lý cho vấn đề này.
- Ngoài ra, bạn có thể tiến hành khởi kiện dân sự. Tòa án thường đưa ra một loạt chế tài nhằm đền bù cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, gồm có: đền bù thiệt hại, lệnh của tòa, lệnh kê khai lợi nhuận và lệnh giao nộp hàng hóa xâm phạm cho chủ sở hữu quyền.
- Pháp luật về sở hữu trí tuệ còn có các quy định về trách nhiệm hình sự đối với việc sản xuất, buôn bán hàng hóa xâm phạm, có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù tùy mức độ xâm phạm và thiệt hại.
Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định khá nhiều biện pháp, cụ thể và có thể sử dụng linh hoạt trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có sửa đổi, bổ sung năm 2009
- Biện pháp tự bảo vệ: Điều 198.
- Biện pháp dân sự: Điều 200, Điều 202.
- Biện pháp hành chính: Điều 211.
- Biện pháp hình sự: Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 226 Bộ luật hình sự 2016, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về những điều có thể làm khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Quỳnh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn