Thương hiệu, thiết kế, bằng sáng chế, bản quyền hoặc bí quyết: sở hữu trí tuệ (IP) là một yếu tố quan trọng cho thành công thương mại lâu dài. Do đó, việc bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn là điều vô cùng cần thiết. Những ý tưởng sáng tạo và sản phẩm thành công cũng có thể bị làm giả, vi phạm bản quyền và trộm cắp. Bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn trong các thị trường cạnh tranh cần đến sự hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ.
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn Luật Sở hữu Trí tuệ đáng tin cậy và có kinh nghiệm nhất chuyên về toàn bộ các dịch vụ Sở hữu Trí tuệ, giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Luật sở hữu trí tuệ liên quan đến các quy tắc để đảm bảo và thực thi các quyền hợp pháp đối với các phát minh, thiết kế và các tác phẩm nghệ thuật. Giống như Luật dân sự đều có các quy định để bảo vệ tài sản, bất động sản. Do đó, nó cũng bảo vệ quyền kiểm soát độc quyền đối với tài sản vô hình – trí tuệ của mỗi người. Mục đích của luật này là để khuyến khích mọi người phát triển các tác phẩm sáng tạo có lợi cho xã hội, bằng cách đảm bảo họ có thể thu lợi từ các tác phẩm của mình mà không sợ người khác chiếm dụng.
Tại Việt Nam, theo điều 1 và điều 2 của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 thì “Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.”
Cũng tại điều 2, “Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Đối với nhiều doanh nghiệp, tài sản trí tuệ có ý nghĩa nhiều hơn là một ý tưởng hoặc một khái niệm - nó là các tài sản kinh doanh thực sự có thể không thể thiếu đối với các dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp và liên quan trực tiếp đến khả năng tồn tại lâu dài.
Sở hữu trí tuệ có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng,… Khi những ý tưởng sáng tạo này được sử dụng mà không được phép thì nó đã làm doanh nghiệp của bạn phải chịu thiệt hại. Thời đại công nghệ mới đem lại nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng với chi phí khá thấp - nhưng điều này cũng làm tăng cơ hội trộm cắp tài sản trí tuệ. Các ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo của công ty, cá nhân có nguy cơ bị họ xâm phạm, ngay cả khi họ đã ở bên kia thế giới. Điều này khiến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ là cách tốt nhất để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh hoặc bất kỳ ai khác sử dụng ý tưởng của bạn cho lợi nhuận của riêng họ mà không có sự đồng ý của bạn.
Với cách tiếp cận chuyên sâu và giàu kinh nghiệm về luật sở hữu trí tuệ, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ toàn diện nhất.
HTC Việt Nam có một đội ngũ luật sư dày dạn kinh nghiệm với kinh nghiệm lâu năm trong tất cả các lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả và quyền sở hữu. Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của bạn được quản lý và bảo vệ trên toàn thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng thống nhất, HTC Việt Nam cam kết đem đến cho bạn những tư vấn luật sở hữu trí tuệ chính xác và hiệu quả nhất.
Hiện nay, khi nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng kéo theo sự đa dạng, phong phú của hàng hóa, dịch vụ cả về giá cả lẫn chất lượng cũng đồng nghĩa với sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất gay gắt. Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất là phải thu hút được sự chú ý và tạo ấn tượng khó quên cho khách hàng. Để làm được điều này, buộc các nhà kinh doanh phải tạo ra một nhãn hiệu có khả năng phân biệt đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác và các lưu ý dưới khía cạnh pháp luật.
Trong bối cảnh trình độ công nghệ ngày càng cao, việc sản xuất các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được tiến hành với quy mô lớn và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được lưu thông với phạm vi rộng, khiến cho số người bị ảnh hưởng hoặc bị tổn hại cũng sẽ chiếm số đông trong xã hội. Vì vậy, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng thuộc loại hành vi chống lại lợi ích xã hội. Do đó, bên cạnh quan hệ dân sự, vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được xem xét và xử lý theo khía cạnh hành chính. Mục tiêu của biện pháp hành chính trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ là bảo vệ lợi ích của người thứ ba và của xã hội, cũng chính là gián tiếp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền.
Doanh nghiệp Việt cần nhận thức được rằng: Nước Mỹ (Hoa Kỳ) không chỉ là cường quốc số 1 thế giới về kinh tế mà còn là thị trường xuất khẩu vô cùng quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm qua. Việt Nam hiện đang được hưởng rất nhiều lợi ích trong quan hệ thương mại với Mỹ do luôn có giá trị xuất siêu lớn sang thị trường này. Do đó, việc tìm hiểu về quy trình, thủ tục hay các giấy tờ cần thiết để đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là vô cùng thiết thực, nhất là đối với các doanh nghiệp đang có ý định xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu Việt vào thị trường Mỹ.
Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Hiện tại mình đang kinh doanh chuỗi Trà sữa được gần 3 năm được 3 chi nhánh, vì mô hình cũng nhỏ nên không đăng ký giấy phép kinh doanh và thương hiệu độc quyền. Hiện tại Trà sữa của mình đã có lượng khách và thu nhập ổn định. Mình muốn nhân rộng mô hình thêm bằng cách nhượng quyền. Tôi phải chuẩn bị những gì để có thể nhượng quyền thương hiệu. Nếu nhượng quyền cho bên nhận quyền dạng xe đẩy quy mô nhỏ thì cần giấy phép kinh doanh không. Cảm ơn luật sư!
Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản trước hay sau sẽ là yếu tố quyết định đến quyền sở hữu của nhãn hiệu khi đăng ký tại thị trường Nhật Bản, bởi việc Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản cũng tương tự như pháp luật của Việt Nam – Hệ thống “First to File” (Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên), người nộp đơn trước là người được ưu tiên được sở hữu trước. Pháp luật của Nhật Bản cũng xác định nhãn hiệu được bảo hộ dựa trên “hành vi cấp bằng”.
Nhãn mỹ phẩm: là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Ghi nhãn mỹ phẩm: là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về mỹ phẩm lên nhãn để người dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn và sử dụng; để nhà sản xuất kinh doanh quảng bá cho hàng hóa của mình và làm căn cứ để cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
Trung quốc cũng có cơ quan riêng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung. Cơ quan này chính là Tổng Cục quản lý sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA). Tất cả các nhãn hiệu muốn được bảo hộ tại Trung Quốc đều phải thông qua cơ quan này. Vậy cách thức đăng ký nhãn hiệu ở đây như thế nào?
Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Hiện tại doanh nghiệp tôi muốn mở rộng thị trường kinh doanh sang Thái Lan và phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ đối với các nhà đầu tư Thái Lan mà còn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài nên tôi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại Thái Lan càng sớm càng tốt. Nhờ các luật sư tư vấn xem doanh nghiệp tôi cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ và tiến hành các thủ tục gì bắt buộc ở Thái Lan. Tôi xin cảm ơn (Mạnh Hùng, Hà Nội)
Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Tôi đang sở hữu một tên miền nhưng giờ không còn nhu cầu nên muốn chuyển nhượng lại cho người khác mà không thông qua bán đấu giá. Nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi xem lưu ý hồ sơ, thủ tục cần thực hiện để làm sao được chuẩn pháp luật. Tôi xin cảm ơn!
Do nguyên tắc đăng ký tên miền là “duy nhất” và ưu tiên đăng ký trước, do vậy cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể lạm dụng nguyên tắc đăng ký tên miền bằng cách đăng ký trước hàng loạt tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của người khác. Các chủ thể này, bằng việc sở hữu các tên miền đó, thường chào bán tên miền cho các chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn đia lý nhằm mục đích trục lợi kiếm lời, hoặc trực tiếp sử dụng tên miền đó gây cho công chúng lầm tưởng rằng chủ thể đó với các chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý có mối liên hệ kinh doanh với nhau. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng tranh chấp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý với chủ thể sở hữu tên miền, dẫn đến phải buộc thay đổi hoặc phải trả lại hoặc buộc thu hồi tên miền đó.
Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty tôi chuyên sản xuất sản phẩm dầu gội dược liệu từ thiên nhiên, tôi lo sợ rằng sau khi nghỉ việc, nhân viên cũ sẽ tới làm cho công ty khác hoặc thành lập công ty mới và có thể lợi dụng bí mật kinh doanh của công ty. Tôi muốn nhờ các luật sư tư vấn làm thế nào để tôi bảo vệ bí mật kinh doanh của công ty tôi. Tôi xin cảm ơn .
Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty tôi bán hàng online qua trang web và các trang mạng xã hội (Facebook, zalo). Chúng tôi thường tổng hợp và cập nhật data khách hàng. Công ty tôi đã thiết lập mã bảo vệ cho data và chỉ những người được cấp pass mới vào được. Gần đây, chúng tôi phát hiện có một nhân viên công ty đã bán data này cho một công ty khác. Công ty này đã sử dụng thông tin trong danh sách đó (chúng tôi biết được do thông tin phản ánh từ một số khách hàng). Nhờ Luật sư tư vấn danh sách data khách hàng của công ty tôi có được coi là bí mật kinh doanh để được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ không? Vì Data này của công ty tôi rất lớn, có thể áp dụng với các mặt hàng tương tự, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của công ty tôi và các công ty đối thủ.
Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Tôi đang sở hữu một công ty nước tăng lực và công ty càng mở rộng thì tôi càng phải đối mặt với việc các bí mật kinh doanh, công thức sản xuất nước tăng lực của chúng tôi có nguy cơ bị lộ. Một người bạn gợi ý cho tôi rằng tôi nên đi đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh để phòng ngừa những rủi ro này. Nhưng đăng ký bảo hộ liệu có thể làm lộ bí mật của công ty tôi ra ngoài không? Tôi xin cảm ơn.
Câu hỏi: Kính chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Công ty của tôi ngày 01/09/2013 nộp đơn đăng kí nhãn hiệu X. Ngày 01/03/2015, Cục Sở hữu trí tuệ có quyết định từ chối vì cho rằng nhãn hiệu trên tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu cùng loại của 1 công ty khác có hiệu lực đến ngày 31/12/2015. Qua tìm hiểu, công ty tôi biết rằng công ty kia đã giải thể ngày 01/08/2009. Nhờ các luật sư tư vấn đưa ra những phương án để công ty tôi cần làm gì để đăng kí được nhãn hiệu X. Tôi xin trân thành cảm ơn!
Câu hỏi: Tôi đang làm việc tại một công ty sản xuất sữa bò tiệt chủng, gần đây, công ty yêu cầu toàn bộ nhân viên công ty ký kết lại HĐLĐ với điều khoản bổ sung: Trong thời gian thực hiện hợp đồng và 24 tháng kể từ sau khi chấm dứt hợp đồng, người lao động không được phép tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty cho tổ chức khác và không được phép tham gia một tổ chức có hoạt động kinh doanh tương tự. Điều khoản này có hợp lý không? Hiện tôi muốn nghỉ để làm việc tại một công ty sản xuất sữa bò khác có được hay không?
Trang 19/25