TƯ VẤN CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC
TƯ VẤN CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC
Trung quốc cũng có cơ quan riêng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung. Cơ quan này chính là Tổng Cục quản lý sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA). Tất cả các nhãn hiệu muốn được bảo hộ tại Trung Quốc đều phải thông qua cơ quan này. Vậy cách thức đăng ký nhãn hiệu ở đây như thế nào?
Để tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Tổng Cục quản lý Sở hữu trí tuệ Trung quốc, đầu tiên bạn phải đảm bảo nhãn hiệu của mình không phạm vào các điều cấm của nước này! Sau đó, bạn cần tiến hành kiểm tra trước xem khả năng nhãn hiệu của mình được bảo hộ là bao nhiêu. Hiện tại, Trung Quốc đứng đầu thế giới về tỷ lệ nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ, điều này đồng nghĩa với việc, tỷ lệ cạnh tranh ở thị trường này cao nhất thế giới. Nếu không có những tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng, đơn của bạn có thể sẽ bị từ chối bảo hộ.
I. Căn cứ pháp luật
- Nghị định thư Madrid
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009);
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007.
II. Nội dung tư vấn
1. Giới thiệu chung
a. Pháp luật hiện hành quy định nguyên tắc xác lập quyền và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trên toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngoại trừ Đài Loan và Hồng Kông là Luật Nhãn hiệu Trung Quốc năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/05/2014.
b. Việc nộp đơn đăng ký, được cấp bằng bảo hộ dựa trên nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”, là bắt buộc để xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu.
c. Nộp một đơn yêu cầu đăng ký cho nhiều nhóm sản phẩm gần đây mới được phép theo Luật Nhãn hiệu Trung Quốc.
d. Cơ quan Nhãn hiệu Trung Quốc (CTMO) hiện nay chỉ chấp nhận danh mục sản phẩmhàng hóa / dịch vụ được quy định giống như theo bảng phân loại Nice phiên bản lần thứ 10. Danh mục tóm tắt của nhóm (class headings) gần như không có khả năng được chấp nhận.
2. Các dấu hiệu có khả năng đăng ký
Không định nghĩa nhãn hiệu nào được nêu trong Luật nhãn hiệu Trung Quốc năm 2013. Tuy nhiên, những dấu hiệu sau thuộc các biểu tượng có thể nhìn thấy được và có chức năng phân biệt hàng hóa và/hoặc dịch vụ của một cá nhân hay tổ chức này với các cá nhân, tổ chức khác thì có khả năng đăng ký như một nhãn hiệu:
- Từ, ngữ
- Tên;
- Hình;
- Hình dạng 3 chiều (3D);
- Màu sắc;
- Khẩu hiệu;
- Âm thanh (nhãn hiệu âm thanh mới được chấp nhận từ ngày 01/05/2014);
- Bao bì sản phẩm (không phải tất cả các dạng bao bì sản phẩm có thể được chấp nhận đăng ký nhãn hiệu; chỉ có bao bì nhãn hiệu chứa những dấu hiệu có khả năng phân biệt mới được chấp nhận đăng ký).
Ngoài những đăng ký nhãn hiệu thông thường, những dạng nhãn hiệu dưới đây cũng có khả năng đăng ký:
- Nhãn hiệu tập thể;
- Nhãn hiệu chứng nhận;
- Nhãn hiệu nổi tiếng;
- Nhãn hiệu dịch vụ.
Những dấu hiệu không đủ điều kiện bảo hộ
- Dấu hiệu trái với chuẩn mực đạo đức hoặc trật tự công cộng;
- Từ ngữ chung và thông dụng;
- Tên gọi, cờ hiệu hoặc biểu tượng của các quốc gia, khu vực hoặc các tổ chức quốc tế;
- Dấu hiệu không có khả năng phân biệt do thiếu bằng chứng chứng minh nó đã giành được khả năng phân biệt nhờ quá trình sử dụng (secondary meaning);
- Dấu hiệu mà về cơ bản đóng chức năng là tên họ;
- Dấu hiệu về cơ bản là tên địa danh (khác với Chỉ dẫn địa lý hay Tên gọi xuất xứ);
- Dấu hiệu có thể lừa dối người tiêu dùng.
Nếu một nhãn hiệu mà đơn xin đăng ký nó không phù hợp với quy định liên quan của Luật trên, hoặc trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của một bên khác, gắn liền với hàng hóa trùng hoặc tương tự, đã được bảo hộ hoặc đã được chấp thuận tạm thời sau khi xét nghiệm thì CTMOsẽ từ chối đơn đăng ký và sẽ không công bố nhãn hiệu đó.
Một nhãn hiệu được yêu cầu đăng ký cho các hàng hóa trùng hoặc tương tự sẽ không được bảo hộ và việc sử dụng nó sẽ bị cấm, nếu nó là bản sao, bản nhái hoặc bản dịch nghĩa của nhãn hiệu nổi tiếng của một bên khác ngay cả khi nhãn hiệu này không được đăng ký tại Trung Quốc và có khả năng gây nhầm lẫn.
Một nhãn hiệu mà được yêu cầu đăng ký cho các hàng hóa không trùng hoặc không tương tự sẽ không được bảo hộ và việc sử dụng nó sẽ bị cấm, nếu nó là bản tái tạo, bản sao chép hoặc bản dịch của một nhãn hiệu nổi tiếng được đăng ký tại Trung Quốc, gây lừa dối cho cộng đồng, và lợi nhuận của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có khả năng bị suy giảm bởi việc sử dụng đó.
3. Tài liệu yêu cầu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc
a. Giấy ủy quyền được ký đơn giản bởi một cá nhân đại diện theo pháp luật của chủ đơn ủy quyền cho một tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc được lựa chọn bởi chúng tôi. Không cần phải công chứng hoặchợp pháp hóa lãnh sự.
b. Một bản sao chứng thực bản dịch tiếng Anh của Giấy đăng ký kinh doanh của chủ đơn;
c. Nhóm và danh mục hàng hóa / dịch vụ theo phiên bản lần thứ 10 của bảng phân loại Nice;
d. Tên và địa chỉ của chủ đơn theo tiếng Trung và tiếng Anh (Nếu chủ đơn không sử dụng tên và địa chỉ tiếng Trung, chúng tôi có thể đề xuất bản dịch tiếng Trung cho khách hàng xác nhận);
e. Bản mô tả nhãn hiệu;
f. Mẫu nhãn hiệu (một mẫu mô tả nhãn hiệu mà chủ đơn muốn đăng ký);
g. Bản sao chứng thực các tài liệu ưu tiên nếu muốn yêu cầu quyền ưu tiên.
4. Lưu ý
a. Một đơn đăng ký cho nhiều nhóm được chấp nhận tại Trung Quốc theo Luật nhãn hiệu mới của Trung Quốc có hiệu lực từ 01/05/2014.
b. Tiến hành đăng ký một đơn nhãn hiệu chứa nhiều nhóm không được khuyến nghị bởi chúng tôi vì thực tiễn đăng ký tại Trung Quốc và các lý do pháp lý sau:
Thứ nhất, khi chuyển nhượng một nhãn hiệu, tất cả các nhóm của đơn đăng ký phải được chuyển nhượng đồng thời. Ít nhất đó cũng là tình trạng hiện thời. Hiện nay, việc chia tách đơn nhãn hiệu xảy ra chỉ khi một đơn nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ một phần, chủ đơn có thể chọn chia tách đơn nhãn hiệu để cho phép những phần được chấp thuận bảo hộ được công bố và sau đó là đăng ký mang một số đơn nhãn hiệu mới, trong khi những phần bị từ chối bước vào quá trình khiếu nại hoặc đơn giản là bị từ bỏ. Tuy nhiên, việc chia tách đơn nhãn hiệu nhìn chung không thể thực hiện trong các tình huống khác.
Thứ hai, đơn đăng ký cho nhiều nhóm không giúp tiết kiệm chi phí nộp đơn, lệ phí Nhà nước vẫn được tính theo số lượng nhóm và không có chiết khấu cho các nhóm tiếp theo trong cùng một đơn.
5. Thời gian đăng ký nhãn hiệu
Nếu một đơn đăng ký nhãn hiệu được tiến hành theo đúng quy định và không gặp phải khó khăn, trở ngại nào, thông thường sẽ mất từ 14-18 tháng tính từ ngày nộp đơn để nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
a. Xét nghiệm hình thức
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp có tuân thủ quy định hình thứcvà đã nộp đủ phí quy định, ngày nộp đơn và số đơn sẽ chỉ được cấp cho đơn đăng ký đó bởi CTMO trong vòng từ 4-6 tuần tính từ ngày nộp đơn.
b. Xét nghiệm nội dung
Xét nghiệm viên sẽ đánh giá đơn đăng ký và xác định liệu nhãn hiệu có thể được chấp thuận cho công bố trên Công báo nhãn hiệu được hay không. Nếu có bất kỳ nghi ngại nào về đơn đăng ký, xét nghiệm viên sẽ thông báo cho chủ đơn về vấn đề đó. Nếu xét nghiệm viên ra thông báo thiết sót thì sau đó chủ đơn cần xử lý bất kỳ thiếu sót nào trong thời hạn cho phép. Nếu xét nghiệm viên ra quyết định từ chối bảo hộ, chủ đơn cần nộp yêu cầu khiếu nại lại quyết định từ chối cho Ban Giải quyết Tranh chấp nhãn hiệu của Trung Quốc (TRAB) trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định từ chối. Theo luật thì thời hạn quy định CTMO phải hoàn thànhviệc xét nghiệm nội dung vào khoảng 9-12 tháng.
c. Công bố
Nếu được chấp thuận, đơn đăng ký sẽ được công bố trên Công báo nhãn hiệu được xuất bản hàng tuần, trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm công bố, các bên thứ 3 có thể tiến hành phản đối đối với đơn đăng ký nhãn hiệu.
d. Đăng ký
Nếu không bị phản đối, hoặc nếu vụ việc phản đối được quyết định ủng hộ chủ đơn, đơn nhãn hiệu sẽ được ghi nhận vào sổ đăng bạ quốc gia và đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố. Chủ đơn cũng sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong vòng 1-2 tháng sau ngày đăng ký.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Vân Anh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu-những dấu hiệu nhận biết
Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Tư vấn về nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký
Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Khái quát chung về quyền đối với nhãn hiệu, xác lập quyền đối với nhãn hiệu