NHỮNG LƯU Ý ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
NHỮNG LƯU Ý ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Một hệ thống sở hữu công nghiệp đầy đủ, có hiệu quả sẽ tạo ra những lợi ích tiềm tàng đối với việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt và quyền sở hữu có tầm quan trọng như vậy nên việc chuyển nhượng quyền đó cho một cá nhân hay doanh nghiệp khác cần phải rất thận trọng. Do đó, các doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn giúp bạn trong bài viết dưới đây:
I. Căn cứ pháp lý.
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009).
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
II. Nội dung tư vấn.
Để đưa ra một số lưu ý đối với loại hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, các doanh nghiệp cần chú ý tới khái niệm của quyền này.
Quyền sở hữu công nghiệp (industrial property rights) là quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp đối với sáng chế về kỹ thuật sản xuất hay sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và bản quyền. Nó cho phép doanh nghiệp được hưởng quyền hợp pháp về những thứ này, chống lại các hành vi trộm cắp và sao chép bất hợp pháp.
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa là “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Trước tiên, chủ sở hữu khi quyết định tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu của mình cho một tổ chức hay cá nhân khác thì cần phải xem xét vấn đề sau: Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp của mình trong phạm vi được bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ.
- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ cụ thể. Theo Luật SHTT, nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý nhưng không trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó. Do tổ chức, cá nhân này không phải là chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý nên họ không có quyền chuyển nhượng đối tượng này.
- Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. . Vì vậy, quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
- Vì nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi là một dấu hiệu (nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc) và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác, khi chủ sở hữu tiến hành chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu thì không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp này phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, đượcgọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
Thứ hai, nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm có các nội dung sau đây:
1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
2. Căn cứ chuyển nhượng;
3. Giá chuyển nhượng;
4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về hợp đồng liên quan tới chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Quỳnh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm bài viết có liên quan:
Chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp
Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp