THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 đã làm tăng thêm vị trí quan trọng của công nghệ trong cuộc sống hiện nay. Việc bảo vệ các chương trình, phần mềm máy tính là việc vô cùng cần thiết để bảo vệ chính tài sản của mình và tránh những phát sinh những tranh chấp không đáng có. Dưới đây là chi tiết tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:
I. Cơ sở pháp lý.
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009).
- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
II. Nội dung tư vấn.
1. Phần mềm máy tính được hiểu như thế nào?
Theo Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: “Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.”
2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ bao gồm những gì?
- Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm phần mềm máy tính. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; tóm tắt nội dung tác phẩm thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
- Hai đĩa CD chứa nội dung tác phẩm và 02 bản in phần mềm tác phẩm đăng ký, Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật có trách nhiệm lưu giữ một bản và giao lại một bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký sau khi cấp Giấy chứng nhận;
- Hợp đồng uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung;
- Bản sao chứng minh thư của tác giả;
- Quyết định giao việc (trong trường hợp tác giả là nhân viên Công ty) hoặc Hợp đồng thuê sáng tạo tác phẩm (trong trường hợp thuê sáng tạo tác phẩm);
- Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (trong trường hợp người nộp đơn là pháp nhân);
Các tài liệu quy định tại các điểm nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Ngoài các tài liệu trên, người đăng ký cần cung cấp thêm các thông tin sau:
- Thời gian hoàn thành tác phẩm (thông tin này rất cần thiết để giải quyết các tranh chấp nếu phát sinh)
- Thông tin công bố tác phẩm: Tác phẩm đã được công bố hay chưa? Nếu đã công bố, nêu rõ thời gian công bố (ngày/tháng/năm), hình thức công bố...
Chi phí cho việc đăng ký bản quyền phầm mềm phụ thuộc vào số lượng hồ sơ, tài liệu và thời gian muốn thực hiện.
Thời gian thẩm định thông thường cho việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ phần mềm là 15-30 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về các thủ tục cần thiết để đăng ký bảo hộ phần mềm máy tính. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Quỳnh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn