Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HỢP ĐỒNG LI - XĂNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

HỢP ĐỒNG LI - XĂNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một sản phẩm sở hữu trí tuệ không chỉ có thể chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu mà có thể chuyển giao quyền sử dụng sản phẩm trong trường hợp chủ sở hữu của sản phẩm này không muốn mất đi đứa con tinh thần mà vẫn có thể mang về lợi nhuận cho mình. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về loại hợp đồng này, công ty LuậtTNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp giúp bạn.

I. Cơ sở pháp lý.

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã sửa đổi bổ sung năm 2009).

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.


II. Nội dung tư vấn.

1. Hợp đồng li – xăng được hiểu như thế nào?

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình, có tên gọi khác là li – xăng.

Hợp đồng này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

2. Đối tượng của hợp đồng li – xăng:

Đối tượng li – xăng phải đáp ứng được một số điều kiện sau đây:

- Phải thực sự thuộc sở hữu của bên giao hoặc người có quyền chuyển giao;

- Quyền sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thừa nhận tại Việt Nam và văn bằng bảo hộ tương ứng vẫn đang còn hiệu lực.

- Bí quyết kỹ thuật kèm theo phải thực sự thuộc về bên giao, thực sự cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu chuyển giao và phải đáp ứng yêu cầu đối với đối tượng này quy định trong pháp luật về chuyển giao công nghệ.

3. Nội dung của hợp đồng:

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

c) Dạng hợp đồng;

d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

đ) Thời hạn hợp đồng;

e) Giá chuyển giao quyền sử dụng;

g) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

4. Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:

Có 3 dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, gồm có:

Thứ nhất, hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

Thứ hai, hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

Thứ ba, Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

5. Những hạn chế của việc chuyển giao quyền sử dụng:

Không phải tất cả các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đều có thể chuyển giao quyền sử dụng, cũng không phải tất cả những điều bên chuyển, nhận quyền đều có thể làm mà có những hạn chế nhất định, cụ thể là:

- Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao. Quy định này của pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các quy định của các văn bản pháp luật quốc tế về hợp đồng li – xăng bởi chỉ dẫn địa lý là tài sản thuộc sở hữu nhà nước và chỉ trao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó. Còn tên thương mại được chủ sở hữu sử dụng trong các giấy tờ giao dịch, sản phẩm…trong sản xuất kinh doanh mà không được chuyển giao cho chủ thể khác.

- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

- Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

- Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

- Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về những quy định của pháp luật về hợp đồng li – xăng. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Quỳnh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo