Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp , trình độ chuyên môn cao. HTC VIỆT NAM chắc chắn sẽ làm quí khách hài lòng với dịch vụ tư vấn đất đai của chúng tôi. Liên hệ 0989 386 729 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất
Tình huống của khách hàng: Tôi đang muốn mua mảnh đất tại huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội nhưng tôi lại sợ đất trong khu vực quy hoạch của Thành phố. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có thể đến đâu, làm gì để được cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tình huống khách hàng: Tôi đang trồng vườn nhãn trên mảnh đất có diện tích 500 m2, giờ tôi muốn chuyển sang đào ao nuôi cá. Gia đình tôi đã thuê máy về múc đất, tuy nhiên phía UBND xã không cho chúng tôi thực hiện việc này. Vậy tôi có thể đào ao, nuôi cá được không? Tôi cần làm những gì để cơ quan nhà nước không bắt bẻ.
Tình huống của khách hàng: Tôi đang mua một lô đất thổ cư 76m2 của một gia đình trong thôn, đã có giấy tờ đầy đủ. Vậy thủ tục chuyển nhượng và làm trước bạ cho tôi như thế nào? Lệ phí là bao nhiêu, mong luật sư tư vấn.
Tình huống của khách hàng: Do đang cần tiền gấp nên tôi muốn sử dụng thửa đất của mình để thế chấp vay vốn tại ngân hàng nhưng thửa đất đang nằm trong dự án quy hoạch khu dân cư. Vậy làm thế nào để tôi có thể thế chấp để vay vốn được?
Tình huống của khách hàng: Năm 2016, bố tôi do điều kiện kinh tế khó khăn nên đã bán một mảnh đất trong thửa đất của gia đình mình cho ông B. Bố tôi đưa cho ông B Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất và bảo ông đi làm thủ tục chuyển nhượng với cơ quan nhà nước sau đó trả lại cho bố tôi. Tuy nhiên, sau khi bố tôi mất thì ông B không đưa trả cho gia đình tôi, tôi yêu cầu ông B trả lại cho tôi nhưng ông viện lý do là không biết trả cho ai, khi nào có quyết định của Cơ quan nhà nước thì ông mới trả. Vậy tôi cần làm gì, đến cơ quan nào để có thể lấy lại được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tình huống của khách hàng: Gia đình tôi hiện đang làm nông bằng việc trồng lúa nhưng hiện nay tôi thấy việc trồng lúa năng suất không cao bằng việc trồng cây ăn quả lâu năm vì vậy tôi muốn chuyển mục đích trồng lúa sang trồng cây nhãn. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây nhãn được không, điều kiện chuyển đổi là gì?
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất trồng lúa nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa cho hộ gia đình, cá nhân khác. Công ty Luật HTC Việt Nam xin gửi đến mọi người bài viết “Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa”.
Tình huống khách hàng: Tôi được Nhà nước giao cho cho 1,6 ha đất rừng sản xuất và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích trên với thời hạn sử dụng đến năm 2050. Nay do tôi không đủ điều kiện để sản xuất trên mảnh đất trên nên tôi muốn chuyển nhượng cho người khác. Vậy tôi xin hỏi luật sư tôi có thể chuyển nhượng mảnh đất rừng trên không.
Tình huống của khách hàng: Năm 2016, tôi có mua mảnh đất số 18(4) của chị B với giá 2 tỷ đồng và đã được làm thủ tục sang tên chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Năm 2019, tôi nhận được thông báo về thụ lý đơn khởi kiện của Tòa án nhân dân thành phố X với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự về yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mảnh đất số 18(4) tại hợp đồng công chứng số và yêu cầu tôi phải trả lại mảnh đất này cho anh A – chủ sở hữu trước kia của mảnh đất. Trước khi chuyển giao đất cho tôi thì mảnh đất này thuộc sở hữu của anh A, tuy nhiên anh A thiếu tiền nên đã vay tiền của chị T và làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mảnh đất trên để tạo niềm tin cho hợp đồng vay. Khi ký kết hợp đồng mua bán với chị T tôi không hề biết về vụ việc trên chỉ sau khi có thông báo của Tòa án tôi mới biết mảnh đất này là của anh A để bảo đảm cho chị T. Vậy tôi có phải trả lại đất cho anh A không, quyền lợi của tôi có được pháp luật bảo vệ không?
Trong những ngày qua, câu chuyện về việc thu hồi giấy chứng nhận cho người mua nhà, hay còn gọi là sổ hồng tại các dự án chung cư do Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên và Công ty cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu Bemes (Tập đoàn Mường Thanh) đầu tư hoặc hợp tác đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thu hút sự chú ý của dư luận. Điều này khiến cho nhiều hộ dân sinh sống tại đây cảm thấy bất an, lo lắng khi không biết “số phận” những căn hộ của mình sẽ đi về đâu. Câu hỏi được đặt ra trong sự việc này “ Quyền lợi của người mua nhà được giải quyết ra sao khi nhà đầu tư vi phạm?”
Tình huống của khách hàng: Năm 1980, gia đình tôi đã được UBND xã X giao cho mảnh đất số 23(3) để sản xuất nông nghiệp tuy nhiên chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2013, với chủ trương “dồn diền đổi thửa” thì gia đình anh B đã chặt phá hết S cây bạch đàn đang được gia đình tôi trồng trên mảnh đất này với lý do hộ gia đình của ông A đã có tên trong sổ mục kê của xã cấp năm 2013 và đây cũng chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh đối với mảnh đất số 23(3). Gia đình tôi vô cùng hoang mang xin luật sư tư vấn?
Nếu như khi tìm hiểu các quy định của pháp Luật Đất đai 2013 chúng ta không thấy quy định như thế nào là sổ mục kê, ý nghĩa pháp lý của nó như thế nào? Tuy nhiên khái niệm về sổ mục kê đã được đề cập trong Luật đất đai 2003. Công ty Luật HTC VN xin trình bày bài viết về sổ mục kê và ý nghĩa trong quản lý đất đai.
Hiện nay nhà nước đang đẩy mạnh chủ trương “dồn điền đổi thửa” đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trong canh tác, sản xuất nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất. Để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhà nước cho phép hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.
Tình huống của khách hàng: Năm 2012 do gia đình tôi đang cần tiền gấp nên đã vay của bà T 100 triệu đồng với lãi suất 16%/năm, thời hạn vay 4 năm, Để có cơ sở làm tin cho khoản vay này bà T yêu cầu gia đình tôi phải đưa cho bà T Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chúng tôi cũng viết một bản cam kết ghi rõ trong thời gian trên bà T không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất với mảnh đất trên. Hàng tháng chúng tôi vẫn đóng đầy đủ lãi suất cho bà T, đến năm 2016 chúng tôi có đến trả tiền gốc và yêu cầu bà T trả GCNQSDĐ nhưng bà T không trả nên từ đó tôi cũng không thanh toán tiền lãi cho bà T. Tháng 1/2017, anh A yêu cầu tôi phải di dời khỏi mảnh đất này với lý do họ mảnh đất này bà T đã bán cho anh và đã làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất. Tôi không hề biết về việc sang tên quyền sử dụng đất này vậy tôi xin hỏi có việc Văn phòng đăng ký đất đai làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất có đúng theo quy định của pháp luật không? Tôi cần làm gì để có thể được trả lại GCNQSDĐ?
Tình huống của khách hàng: Năm 2000 do sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, thường xuyên mất mùa nên gia đinh tôi và nhiều hộ gia đình khác đã cho anh B mượn một mảnh đất – có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để anh nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên không có ký kết giấy tờ gì. Năm 2019, UBND huyện ra thông báo thu hồi đất và quyết định bồi thường đối với diện tích đất trên, tuy nhiên đến khi chi trả tiền bồi thường thì chúng tôi mới biết rằng mảnh đất trên đã được cấp Giấy chứng nhận cho gia đình anh B. Chúng tôi không đồng ý với việc trên nên đã làm đơn khiếu nại đến UBND xã tuy nhiên UBND xã thông báo họ không có thẩm quyền. Vậy chúng tôi phải gửi đơn khiếu nại đến đâu để bảo vệ quyền lợicủa mình ?
Trang 39/45