Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​KHÔNG CÒN GIỮ QUỐC TỊCH VIỆT NAM, CÓ ĐƯỢC SỞ HỮU ĐẤT?

KHÔNG CÒN GIỮ QUỐC TỊCH VIỆT NAM, CÓ ĐƯỢC SỞ HỮU ĐẤT?

Xin chào Công ty Luật HTC Việt Nam, tôi có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý công ty. Trước đây tôi có sở hữu mảnh đất đứng tên cùng vợ ở Hà Nam. Vừa qua tôi có nhập quốc tịch Hàn Quốc và bỏ quốc tịch Việt Nam do không được chấp nhận hai quốc tịch. Nay tôi muốn sang tên mảnh đất đó cho vợ tôi thì phải làm sao? Nếu không sang tên, tôi có thể giữ nguyên quyền sử dụng với bất động sản đó không?

I. Cơ sở pháp lý

- Luật đất đai 2013.


II. Nội dung giải đáp

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì hiện nay bạn đã nhập quốc tịch Hàn Quốc và không còn quốc tịch Việt Nam, do đó hiện nay bạn không còn là công dân Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013 về người sử dụng đất, theo đó người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

- Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

- Hộ gia đình, cá nhân trong nước;

- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Theo như quy định trên thì người nước ngoài không thuộc đối tượng người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Do đó hiện nay bạn không còn quyền đối với bất động sản nói trên nữa.

Vì vậy bạn phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn sang cho vợ bạn đứng tên khi đáp ứng các điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo đó, Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định:

- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

- Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Để chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn sang cho vợ bạn đứng tên, bạn phải làm hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho phần của bạn trong mảnh đất này cho vợ bạn tại tổ chức hành nghề công chứng. Sau đó vợ bạn sẽ hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, tặng cho tại văn phòng đăng ký đất đai.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề trường hợp Không còn giữ quốc tịch Việt Nam, có được sở hữu đất? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đường Linh)

---------------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

ĐT: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Tổ chức cá nhân nước ngoài được quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Thủ tục và lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất



Gọi ngay

Zalo