Tư vấn thành lập, thực hiện các thủ tục đăng ký Doanh nghiệp trọn gói; Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, Tư vấn chuyển đổi loại hình kinh doanh, giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh; Tư vấn thủ cấp phép kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh nghành nghề có điều kiện, thay đổi giấy đăng ký kinh doanh, nghành nghề kinh doanh; Tư vấn thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Tư vấn chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; Tư vấn quản trị doanh nghiệp; Tư vấn pháp luật doanh nghiệp thường xuyên.
Tư vấn thay đổi vốn điều lệ Công ty (tăng hoặc giảm vốn điều lệ)nhằm đáp ứng với từng thời kỳ phát triển hay suy thoái của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với loại hình doanh nghiệp quy mô lớn như công ty cổ phần, việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ là vấn đề luôn được đặt ra. Bài viết dưới đây của công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết để tăng vốn điều lệ cho công ty cổ phần.
Trong việc thành lập công ty, vốn góp là một vấn đề pháp lý then chốt. Thực tế cho thấy kinh doanh bao giờ cũng gắn với vốn. Vốn là yếu tố đầu tiên, có vai trò quyết định, có nghĩa là không có vốn thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Bài viết dưới đây của công ty luật TNHH HTC Việt Nam xin cung cấp đến bạn các thông tin cần thiết về hoạt độp góp vốn vào doanh nghiệp.
Ngày nay, việc thành lập công ty không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các công ty đăng ký sai hoặc chưa xem xét kỹ lưỡng dẫn đến việc muốn chuyển đổi loại hình công ty. Vậy Công ty TNHH muốn chuyển đổi thành Công ty cổ phần có được không? Thủ tục chuyển đổi như thế nào? Cần lưu ý những điểm gì theo quy định hiện hành? Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ khái quát và chỉ ra những lưu ý quan trọng khi chuyển đổi từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần.
Với những cá nhân hay nhóm cá nhân có nhu cầu khởi nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ thì việc lựa chọn hình thức Hộ kinh doanh cá thể là tối ưu nhất. Đăng ký hoạt động hộ kinh doanh cá thể khi nói khái quát thì đơn giản hơn thành lập doanh nghiệp vì nó ít gò bó ở một khuôn khổ nhất định. Nhưng khi tiến hành quy trình gặp nhiều cản trở hơn. Bởi việc có khuôn khổ thì đã có văn bản quy định, còn không có khuôn khổ thì tùy thuộc vào yếu tố con người. Vậy cần lưu ý gì khi kinh doanh theo hình thức này? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn 7 điều cần nắm chắc khi muốn đăng ký hoạt động hộ kinh doanh cá thể.
Thuê đất và được giao đất là hai hình thức phổ biến để một doanh nghiệp có được quyền sử dụng đất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay trình tự, thủ tục, xin giao đất, cho thuế đất được quy định khá cụ thể tại Luật. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp thì việc giao đất, thuê đất theo quy định pháp luật đất đai sẽ phức tạp và khó khăn hơn so với cá nhân và hộ gia đình rất nhiều. Vậy cụ thể, các doanh nghiệp cần nắm vững những quy định nào trong thủ tục xin cấp, thuê đất? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam tìm hiểu một số lưu ý về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Những năm gần đây, việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các tổ chức và cá nhân trong các doanh nghiệp (DN) diễn ra khá nhiều. Theo đó, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
Tại Việt Nam, nhiều Doanh nghiệp chưa từng nghĩ về việc nên có luật sư trong công ty. Tuy nhiên, “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh” là câu nói nổi tiếng trong dân gian và việc có được ý kiến tư vấn của luật sư để bảo đảm sự an toàn pháp lý là hiển nhiên cần thiết và đúng đắn.
Tại sao phải thay đổi thông tin cổ đông sáng lập? Theo luật Doanh nghiệp 2014, sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần. Theo đó, nếu cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho người khác thì doanh nghiệp cần phải đăng kí thay đổi cổ đông sáng lập. Bài viết dưới đây của HTC Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về vấn đề này.
Trong quá trình hoạt động, vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau dẫn đến việc các doanh nghiệp muốn chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh của mình. Vậy làm sao để chấm dứt hoạt động của một địa điểm kinh doanh? Bài viết dưới đây của công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Hầu hết các Doanh nghiệp luôn có nhu cầu mở rộng thị trường cũng như tìm kiếm các địa điểm kinh doanh mới với mục đích tiếp cận thị trường mới, mở rộng thị phần, mở rộng quy mô, tăng uy tín công ty, xây dựng hình ảnh thương hiệu. Theo đó, Chi nhánh và văn phòng đại diện là giải pháp được doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định phải thu hẹp hoạt động kinh doanh, hoạt động của chi nhánh hay văn phòng đại diện không còn cần thiết nữa.
Chấm dứt hoạt động chi nhánh là một trong những phương án mà doanh nghiệp lựa chọn khi chi nhánh hoạt động không còn hiệu quả. Hiện nay số lượng này đang tăng lên, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp do không nắm rõ quy định pháp luật nên gặp khó khăn. Để hiểu rõ hơn về chấm dứt hoạt động chi nhánh, cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, khi doanh nghiệp muốn thay đổi quy mô nhân sự, sáp nhập, hợp nhất,… thay đổi địa điểm kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ những quy định pháp luật về vấn đề này. Vậy việc thay đổi địa điểm kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào? Thủ tục thay đổi tiến hành ra sao? Hãy cùng Công ty Luật HTC Việt Nam giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây.
Đối với một công ty, việc chỉ có một địa điểm để đặt trụ sở chính là không đủ mà cần thêm nhiều địa điểm kinh doanh khác nữa để bán hàng, đặt nhà xưởng hoặc làm kho chứa hàng. Trong trường hợp này, bạn không cần phải mở một chi nhánh để thực hiện tất cả chức năng của công ty và chịu thuế môn bài, bạn cũng không nên mở văn phòng đại diện với chức năng: giao dịch và tiếp thị vì không đúng chức năng mà bạn muốn. Nếu chỉ cần thực hiện một hoặc một số chức năng cụ thể, thì việc thành lập địa điểm kinh doanh là đúng đắn nhất.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp để phù hợp với tình hình kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp đã đưa ra quyết định giảm vốn điều lệ. Pháp luật hiện hành đã quy định về vấn đề giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ được các quy định đó. Vậy cần nắm vững những điểm quan trọng nào theo quy định hiện hành? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ những điều cần lưu ý về giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần hiện nay.
Hiện nay nhiều công ty mới được thành lập, bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cũng chiếm một lượng không hề nhỏ. Nếu xét ở khía cạnh nào đó thì tạm ngưng hoạt động kinh doanh chưa chắc đã là một điều xấu. Dừng lại để bước tiếp, tạm ngưng lại một thời gian để tạo bước tiến mạnh mẽ hơn trên những phương án tối ưu nhất mà doanh nghiệp đưa ra. Vậy tạm ngừng kinh doanh cần lưu ý những gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trang 51/53