Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn mô hình quản trị điều hành doanh nghiệp

Thiết kế mô hình quản trị điều hành hoặc tái cơ cấu mô hình quản trị điều hành doanh nghiệp là một trong những công việc phổ biến trong những năm gần đây. Hiện, có không ít doanh nghiệp Việt Nam quản lý theo mô hình "đầu tàu", trong đó, lãnh đạo đóng vai trò đầu tàu, kéo theo toàn bộ "toa tàu" phía sau. Cách xây dựng mô hình quản trị này bộc lộ nhiều hạn chế trong thời kì kinh tế thị trường ngày càng sâu rộng như hiện nay. Vậy, giải pháp là gì?

Những nghiên cứu mới gầy đây cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa việc thực hiện quản trị doanh nghiệp với giá cổ phiếu và kết quả hoạt động của công ty nói chung. Theo đó, quản trị tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư, nhiều lợi ích hơn cho các thành viên khác trong công ty.

1. Quản trị doanh nghiệp là gì?

Có rất nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra, và chưa có sự thống nhất hoàn toàn nào về định nghĩa này. Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra. Từ khái niệm này giúp chúng ta nhận ra rằng, quản trị là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức. Đó là quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn liền các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động.

Quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác (thiết bị, vốn, công nghệ) để đạt được những mục tiêu của tổ chức. Quản lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau.

Cụ thể, quản trị có nghĩa là toàn bộ quá trình quyết định ra chính sách, các khung về quy tắc, đặt ra các mục tiêu chung. Đó là các hoạt động cấp cao. Quản trị còn là quá trình đặt nền móng các nguyên tắc vận hành cơ bản cho một doanh nghiệp. Nó chính là việc hướng dẫn, lãnh đạo, kiểm soát tổ chức, doanh nghiệp để hướng đến việc đạt được mục tiêu chung.

Theo đó, Quản trị doanh nghiệp là việc xây dựng những cơ chế, quy định thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong công ty, bao gồm các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan khác của công ty.

2. Các bước để thiết kế một mô hình quản trị doanh nghiệp

Bước 1: Nghiên cứu thực trạng mô hình tổ chức quản trị điều hành

Để có thể đưa ra được một mô hình tổ chức quản trị điều hành phù hợp, cần phải nắm rõ được thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Thông thường, ta sẽ gặp hai loại hình doanh nghiệp là: Doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đã hoạt động đang cần tái cơ cấu lại mô hình quản trị điều hành cho phù hợp với nội dung phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. Trong cả hai loại hình doanh nghiệp này, ta cần nắm bắt được rõ thực trạng của doanh nghiệp, các đặc điểm sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp hướng tới trong thời gian ngắn hạn và dài hạn mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp, đặc điểm và nhu cầu về vốn góp của các thành viên trong tương lai, đặc điểm và cơ cấu sở hữu… Trong bước nghiên cứu thực trạng của doanh nghiệp ta cần thực hiện các công việc sau:

a. Tiếp xúc với doanh nghiệp và tiếp nhận nhu cầu về mô hình tổ chức quản trị điều hành.

Doanh nghiệp cần cung cấp rõ nhu cầu về quản lý nội bộ doanh nghiệp, nhu cầu về chiến lược kinh doanh trong thời gian tới cũng như đặc điểm riêng của doanh nghiệp mà mình đang tư vấn. Mục đích của giai đoạn này là làm rõ nhu cầu của doanh nghiệp về mô hình quản trị điều hành, đồng thời xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong quản lý nội bộ nhằm thiết kế được mô hình quản lý phù hợp với doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp đã và đang hoạt động cần tái cơ cấu mô hình quản trị điều hành, cần lưu ý những vấn đề sau:

- Chức danh và công việc hiện nay đang thực hiện tại doanh nghiệp;

- Các hạn chế đối với việc quản trị điều hành hiện nay và phương hướng khắc phục theo nhận định của người được phỏng vấn;

- Hạn chế chung của mô hình quản trị điều hành hiện nay đang thực hiện và hướng khắc phục theo nhận định của người được phỏng vấn;

- Ưu điểm của mô hình quản trị điều hành hiện nay;

- Quy mô và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (ngắn hạn và dài hạn), các đối tác tiềm năng, đối thủ cạnh tranh…

- Mong muốn của người được phỏng vấn đối với mô hình quản trị điều hành trong tương lai và những việc họ có thể thực hiện được đối với mô hình quản trị này.

Ngoài ra, cần cần lấy ý kiến người lao động và cơ quan đại diện của họ là công đoàn trong doanh nghiệp để trực tiếp được nghe tâm tư, nguyện vọng của họ đối với doanh nghiệp mà họ đang làm việc. Đối với người lao động, các câu hỏi xoay quanh sự hài lòng của người lao động đối với các chế độ mà họ đang được hưởng, tiếp thu các ý kiến của họ về sự hạn chế của mô hình quản trị hiện hành, những sáng kiến của họ để hạn chế các điểm yếu và phát triển các ưu điểm, thế mạnh trong quản trị điều hành doanh nghiệp.

b. Nghiên cứu hệ thống văn bản quản lý nội bộ hiện hành của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần cung cấp toàn bộ hệ thống văn bản quản lý nội bộ hiện hành của doanh nghiệp để nắm bắt được tình hình hiện nay của doanh nghiệp. Để thực hiện được việc này, doanh nghiệp cần cung cấp cho luật sư toàn bộ các văn bản về quản lý nội bộ đang áp dụng trong doanh nghiệp, việc đưa sót hoặc thiếu dẫn đến việc miêu tả doanh nghiệp không chính xác và có thể làm ảnh hưởng đến bước tư vấn thiết kế trong giai đoạn sau. Các văn bản này thông thường bao gồm:

- Điều lệ của doanh nghiệp;

- Quy chế tổ chức quản lý điều hành của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên;

- Quy chế tổ chức điều hành của Ban điều hành doanh nghiệp;

- Quy chế tổ chức quản trị điều hành của Ban kiểm soát;

- Quy chế kiểm toán nội bộ;

- Nội quy lao động;

- Thỏa ước lao động tập thể;

- Quy chế khen thưởng và kỷ luật;

- Các văn bản phân cấp quản trị điều hành khác trong doanh nghiệp như: Quy chế hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện…

- Các quy chế hoạt động của các phòng ban nghiệp vụ.

Bước 2: Thiết kế mô hình tổ chức quản trị điều hành.

Sau khi hoàn thiện các bước về nghiên cứu thực trạng mô hình tổ chức quản trị hiện hành của doanh nghiệp và hiểu được nhu cầu của họ. Các chuyên gia tư vấn, luật sư sẽ thiết kế mô hình tổ chức mới cho doanh nghiệp một cách phù hợp nhất.

Dịch vụ công ty luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp đến khách hàng như sau:

- Phân tích mô hình quản lý thực tại của Doanh nghiệp và tư vấn, đưa ra mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp: Ban giám đốc, Các phòng chức năng, các văn phòng, phân xưởng, xí nghiệp…;

- Phân tích, xây dựng các chức năng quản lý của Công ty;

- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng, Ban, Phân xưởng sản xuất và các cơ sở kinh doanh trực thuộc;

- Xây dựng nhiệm vụ, quyền hạn của các cán bộ quản lý và quan hệ trong điều hành hoạt động của công ty;

- Thiết lập mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp, gián tiếp và quan hệ phối hợp công tác giữa các cán bộ quản lý của Công ty, bao gồm cả Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc của Công ty;

- Thiết lập mối quan hệ công tác trong Công ty

- Các dịch vụ liên quan khác.

Trên đây là một số thông tin về tư vấn tổ chức mô hình quản trị điều hành doanh nghiệp của HTC Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết và sử dụng dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ:


Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


(Người viết: L.V.C)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected].

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

03 ĐIỀU MÀ CHỦ DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý ĐỂ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ HƠN

03 ĐIỀU CHỦ DOANH CẦN BIẾT ĐỂ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH KHỞI KIỆN THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, GIÁM ĐỐC, TỔNG GIÁM ĐỐC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

CẦN BIẾT GÌ ĐỂ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐIỀU HÀNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH?



Gọi ngay

Zalo