Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định bộ luật dân sự

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một vấn đề nổi bật của pháp luật dân sự. Vậy điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Công ty Luật HTC chúng tôi nhé!

Bồi thường thiệt hại là gì?

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời

Khoản 1 Điều 585 quy định “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Giảm mức bồi thường

Theo Khoản 2 Điều 585 quy định “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.” Điều này đảm bảo tính khả thi của bản án quyết định của tòa án, phù hợp với những điều kiện thực tế của các đương sự trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .

Việc giải quyết mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại (vô ý nặng, nhẹ) Tòa án phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường.

Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại là cơ sở để giảm mức bồi thường. Cần phân biệt giảm mức bồi thường với việc tạm hoãn thi hành án. Trong thi hành án, người không có khả năng kinh tế trước mắc có thể được tạm hoãn thi hành án

Trường hợp mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Mức bồi thường thiệt hại có thể do các bên thỏa thuận hoặc tòa án quyết định. Tuy nhiên, mức bồi thường đã thỏa thuận và quyết định có thể bị thay đổi nếu theo yêu cầu của các bên mức bồi thường ” không còn phù hợp với thực tế” Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp căn cứ vào yêu cầu của các bên, thực tế cần phải thay đổi mức bồi thường như người được bồi thường tăng thu nhập, phải chi phí thêm để chữa bệnh,.. Việc xem xét tăng hoặc giảm mức bồi thường do tòa án xác định.

Trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Đối với bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm.

Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Có thiệt hại xảy ra.

- Thiệt hại là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác.

- Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.

- Chỉ cần có thiệt hại sẽ phải bồi thường, vì thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng , không có thiệt hại thì không phải bồi thường vì vậy trước tiên cần xác định thế nào là thiệt hại.

- Các loại thiệt hại:

+ Thiệt hại về tài sản: biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chăn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hịa.

+ Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất: gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.

+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại: gồm chi phí hợp lí để ngăn chăn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.

+ Tổn hại về tinh thần.

Đời sống tinh thần không thể giá trị được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được. Vì vậy, BLDS quy định người xâm hại phải ” bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị thiệt hại, người thân thích của người đó phải gánh chịu.

Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

- Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức.

- Điều 584 BLDS quy định “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Điều luật này xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 BLDS ” Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

- Việc xâm phạm mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân sư.

- Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động. Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó.

- Lỗi của người gâỵ ra thiệt hại

+ Về nguyên tắc, một người bị áp dụng cưỡng chế nhà nước thì họ phải có hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên trong quan hệ dân sự có những trường hợp ngoại lệ là người không có hành vi trái pháp luật, không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự,..

+ Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

+ Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

- Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

+ Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Ở đây có thể thấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản… là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, xác định mối tương quan nhân quả là vấn đề rất phức tạp. Phạm trù nguyên nhân và kết quả là cặp phạm trù trong triết học. Nhân quả là mối liên hệ nội tại, khách quan và tất yếu giữa các hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội, trong đó một là nguyên nhân và sau nó là kết quả.

+ Việc xác định mối quan hệ nhân quả chính là sự liên hệ khách quan đó. Nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả và kết quả là hậu quả của nguyên nhân. Xem xét mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng xã hội, trong đó con người sinh sống và hoạt động phức tạp hơn nhiều so với các hiện tượng tự nhiên khác. Vì vậy, việc xem xét chỉ có ý nghĩa khi hành vi của con người và hậu quả của hành vi đó được đánh giá dưới góc độ xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến hành vi của con người, liên quan đến con người vào thời điểm có hành vi và hậu quả xảy ra.

Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Vì vậy, cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây ra thiệt hại.

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải tự bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Điều này xuất phát từ “khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Họ phải chịu trách nhiệm do hành vi trái pháp luật của họ bằng tài sản của chính họ.

- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định về Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý.

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

- Những người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại trong thời gian ở trường học, bệnh viện quản lý thì trường học, bệnh viện phải bồi thường. Nếu các tổ chức nêu trên mà không có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Khái quát bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Bồi thường thiệt hại trong Tư pháp quốc tế (hay còn gọi là bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài).

Quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài là quan hệ trách nhiệm có một trong các yếu tố sau đây:

– Các bên chủ tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm bên gây hại và bên bị hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với pháp nhân).

– Hành vi gây ra thiệt hại hoặc hậu quả thực tế của hành vi gây ra thiệt hại xảy ra ở nước ngoài.

Đặc điểm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài

- Thứ nhất, dấu hiệu quốc tịch của chủ thể

Đặc điểm nổi bật đầu tiên của các quan hệ xã hội được Tư pháp quốc tế điều chỉnh là yếu tố nước ngoài của các quan hệ này. Yếu tố nước ngoài đầu tiên phải kể đến đó là điểm khác biệt về chủ thể (chủ thể không cùng quốc tịch, không cùng nơi cư trú và cũng không có cùng trụ sở trong một quốc gia). Chủ thể đó có thể là cá nhân, pháp nhân, nhà nước.

- Thứ hai, dấu hiệu nơi xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một quan hệ dân sự cũng được coi là có yếu tố nước ngoài nếu việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra tại nước ngoài.

- Thứ ba, dấu hiệu đối tượng của quan hệ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đây cũng chính là đặc điểm cuối cùng để xác định xem một quan hệ dân sự có phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay không.

Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong luật Việt Nam.

Điều 687 BLDS năm 2015 quy định: “1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng; 2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng”

+ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ bồi thường thiệt hại diễn ra giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại, trong các bên có một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, hoặc tài sản là đối tượng của quan hệ này tồn tại ở nước ngoài, hoặc sự kiện gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài.

+ Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại là các cá nhân có cùng nơi cư trú, hoặc bên gây thiệt hại là các pháp nhân có cùng nơi thành lập tại một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Thúy Hiền/187; Ngày viết: 5/7/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729;

Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ;https://luatsuchoban.vn

------------------------------------

Bài viết liên quan:

Người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại khi nào?

Trường hợp nào không có lỗi vẫn bồi thường thiệt hại?

Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra




Gọi ngay

Zalo