Tư vấn thành lập, thực hiện các thủ tục đăng ký Doanh nghiệp trọn gói; Tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, Tư vấn chuyển đổi loại hình kinh doanh, giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh; Tư vấn thủ cấp phép kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh nghành nghề có điều kiện, thay đổi giấy đăng ký kinh doanh, nghành nghề kinh doanh; Tư vấn thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Tư vấn chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; Tư vấn quản trị doanh nghiệp; Tư vấn pháp luật doanh nghiệp thường xuyên.
“Thương trường như chiến trường” là câu nói quen thuộc trong kinh doanh. Tuy không ai mong muốn nhưng vô tình có những thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng đặc biệt khó khăn mà nhiều khi phải rút lui khỏi thị trường. Có hai cách để doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là giải thể hoặc phá sản. Thực tế, nhiều doanh nghiệp thường chọn phương pháp tuyên bố giải thể, tuy nhiên điều này không có nghĩa giải thể là phương án tối ưu. Trong nhiều trường hợp, phá sản lại trở thành phương pháp gây ít tổn hại nhất cho doanh nghiệp.
Sáp nhập là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp mà một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Vậy thủ tục và trình tự thực hiện sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ hỗ trợ khách hàng hiểu rõ được vấn đề này.
Trong quá trình kinh doanh, có những lĩnh vực đầu tư nhỏ mang lại lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cao. Nhưng có những lĩnh vực đòi hỏi số vốn lớn, cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Vì lẽ đó, nhiều doanh nghiệp chọn hợp nhất doanh nghiệp - là cách thức để gia tăng sức mạnh khi mà các công ty đứng độc lập không đủ sức cạnh tranh. Vậy hồ sơ và thủ tục hợp nhất doanh nghiệp như thế nào? Liệu việc hợp nhất đó ảnh hưởng quyền và nghĩa vụ như thế nào đối vối công ty bị sáp nhập. Bài viết này của Công ty Luật HTC Việt Nam tư vấn cho Quý khách hàng những vấn đề cơ bản về hợp nhất doanh nghiệp theo quy định.
Tách doanh nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp đó, đặc biệt là khi doanh nghiệp mất cân bằng trong việc quản lý hoạt động vì quy mô lớn. Tuy nhiên, chia, tách doanh nghiệp lại không phải là thủ tục đơn giản mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể thực hiện được chính xác. Do đó, dựa theo quy định pháp luật doanh nghiệp hiện hành, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn cho Quý khách hàng những thông tin cơ bản cần lưu ý về tách doanh nghiệp.
Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh, xuất phát từ những ưu điểm của loại hình này mang lại. Vậy khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì theo quy định của pháp luật doanh nghiệp? Bài viết này của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cung cấp thông tin cơ bản về tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Trong công ty cổ phần có nhiều loại cổ phần như: cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần biểu quyết. Tuy nhiên, không phải cổ đông sở hữu những loại cổ phần này đều là cổ đông sáng lập. Vậy cổ đông sáng lập là gì? Khi có thay đổi cổ đông sáng lập thì phải thực hiện thủ tục thông báo như thế nào? Bài viết này của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn quy định thay đổi cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay.
Hiện nay, công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp khá phổ biến tại Việt Nam. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, gọi là thành viên hợp danh. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Việc thành lập công ty hợp danh phải tuân thủ quy định pháp luật doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan. Bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam trình bày những lưu ý khi thành lập công ty hợp danh.
Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập lựa chọn loại hình công ty cổ phần để kinh doanh, xuất phát từ những ưu điểm của loại hình này mang lại. Vậy khi thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì theo quy định của pháp luật doanh nghiệp? Bài viết này của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cần lưu ý khi thành lập công ty cổ phần.
Khi doanh nghiệp phát triển, có mong muốn mở rộng thị trường của mình, thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện là một trong những cách thức mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh thực hiện như thế nào, đặc biệt với các doanh nghiệp miền Bắc muốn mở rộng ra phía Nam? Bài viết sau đây của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giới thiệu khái quát trình tự thủ tục cần thực hiện khi doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường kinh doanh. Khi đó, bên cạnh chi nhánh, doanh nghiệp còn có thể lựa chọn thành lập văn phòng đại diện. Vậy doanh nghiệp cần biết gì khi thành lập văn phòng đại diện? Thủ tục thực hiện liệu có đơn giản? Nếu gặp khó khăn, tìm đến luật sư tư vấn là một lựa chọn không tồi. Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cung cấp thêm thông tin quan trọng về dịch vụ thành lập văn phòng đại diện, giúp quý khách tiết kiệm thời gian, chi phí.
Giấy phép bán lẻ rượu là điều kiện bắt buộc nếu các tổ chức, cá nhân có hoạt động bán lẻ rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên. Bán lẻ rượu là hoạt động bán rượu cho người tiêu dùng để sử dụng mà không nhằm mục đích để bán lại. Như vậy, hoạt động bán lẻ rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên cần được cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo quy định pháp luật hiện hành. Vậy thủ tục cấp giấy phép ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giấy phép con là giấy phép chứng nhận cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã đáp ứng đủ điều kiện được quy định theo pháp luật để kinh doanh ngành nghề, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền để hợp pháp hóa ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật mà bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ.
Nền kinh tế phát triển đã kéo theo sự ra đời của hàng ngàn doanh nghiệp mới mỗi năm. Để thành lập doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp cần thực hiện nhiều thủ tục tương đối phức tạp theo pháp luật doanh nghiệp quy định. Tuy nhiên, liệu có thực sự khó khăn khi thành lập một doanh nghiệp mới hay không? Làm thế nào để đơn giản hóa những thủ tục này? Bài viết dưới đây của Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ giải đáp vấn đề này cho quý khách hàng.
Trong quá trình tổ chức, hoạt động, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống quy định pháp luật doanh nghiệp. Nhằm hạn chế rủi ro pháp lí, thực hiện hiệu quả các công việc liên quan đến pháp lí, các doanh nghiệp đều cần phòng pháp chế. Phòng pháp chế bao gồm phòng pháp chế nội bộ (Luật sư nội bộ) hoặc dịch vụ pháp chế thuê ngoài. Vậy Luật sư nội bộ trong doanh nghiệp cũng như nghề nghiệp nói chung trong xã hội có vai trò như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cung cấp thông tin cơ bản về vị trí, vai trò của luật sư nội bộ.
Trang 52/53