NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ ĐƯỢC ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN?
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ ĐƯỢC ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN?
Căn cứ pháp lý: Điều 132, Điều 140 Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận,mà ngân hàng là một trong những tổ chức tín dụng (theo quy định tại Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010).
Về việc ngân hàng thương mại có được tham gia kinh doanh bất động sản hay không? Câu trả lời là Không. Luật Các tổ chức tín dụng quy định tại Chương VI về Các hạn chế bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, cụ thể tại Điều 136. Theo đó, tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau:
- Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại;
- Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại;
- Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định (không quá 50% vốn điều lệ) và mục đích sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Vậy ngân hàng thương mại không được phép đầu tư vào thị trường bất động sản nhằm mục đích sinh lời thay vì thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng,trừ những trường hợp đã liệt kê ở trên.
Vậy lý do tại sao pháp luật lại quy định ngân hàng thương mại không được kinh doanh bất động sản mặc dù ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp và có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận?
Hoạt động chính của ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau: Nhận tiền gửi; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu; cấp tín dụng; mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; cung ứng các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ thanh toán;....
Bản chất của tài sản bất động sản là tính cố định, tính thanh khoản không được cao như tiền mặt. Vì vậy, khi ngân hàng thương mại dùng vốn huy động để đầu tư vào một dự án bất động sản nào đó, sau đó ngân hàng cần lấy lại số vốn đó thì sẽ rất khó để lấy lại trong một thời gian ngắn. Vì vậy, khả năng dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán là rất cao, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, người dân.
Vì những lý do đó mà pháp luật nghiêm cấm các ngân hàng thương mại được đầu tư kinh doanh bất động sản (trừ những trường hợp đầu tư vào trụ sở kinh doanh phục vụ cho hoạt động của ngân hàng; xử lý nợ; cho thuê lại mặt bằng,,,) nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, đồng thời đảm bảo trật tự quản lý của ngân hàng nhà nước.
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về câu hỏi: Ngân hàng thương mại có được đầu tư kinh doanh bất động sản hay không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Phạm Liền)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
Tư vấn thành lập chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Tư vấn điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
Tư vấn điều kiện kinh doanh dịch vụ mạng xã hội
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hoạt động thương mại điện tử của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hoạt động của Website thương mại điện của nhà đầu tư nước ngoài
Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng cho tổ chức nước ngoài