Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NHỮNG LƯU Ý KHI KÍ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

NHỮNG LƯU Ý KHI KÍ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Trong đời sống kinh doanh thương mại cũng như trong các hoạt động dân sự thông thường, hợp đồng là một loại giao dịch của bất cứ chủ thể nào dù là cá nhân hay pháp nhân. Tuy nhiên, nhiều công ty Việt Nam hiện nay còn coi nhẹ vấn đề này vì thế gây khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng và rất dễ xảy ra tranh chấp. Việc xem xét cẩn trọng mọi vấn đề khi tham gia kí kết hợp đồng thương mại là điều rất quan trọng. Qua bài viết dưới đây, Công ty TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp khách hàng nhận biết một lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại.






I. Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Dân sự 2015

Luật Thương mại 2005

II. Nội dung

1. Hợp đồng thương mại

Khái niệm: Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vu, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Hàng hóa trong hoạt động thương mại gồm tất cả các loại động sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai.
Chủ thể: căn cứ theo Điều 2 Luật Thương mại 2005 thì chủ thể trong hợp đồng thương mại bao gồm:thương nhân (bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh), cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại.
Hình thức: Theo Luật Thương mại 2005 thì, hợp đồng thương mại đươc thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Trường hợp pháp luật qui định bằng văn bản thì phải tuân theo hình thức này, ví dụ như: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng gia công, …)

II. Những lưu ý khi kí kết hợp đồng thương mại

1. Soạn Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán

Soạn dự thảo hợp đồng giúp cho doanh nghiệp văn bản hóa những gì mình muốn, đồng thời dự liệu những gì đối tác muốn trước khi đàm phán. Nó giống như một bản kế hoạch cho việc đàm phán, khi có một dự thảo tốt coi như đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Nếu bỏ qua việc soạn dự thảo chỉ đàm phán sau đó mới soạn thảo hợp đồng thì giống như vừa xây nhà vừa vẽ thiết kế, nên thường dẫn đến thiếu sót, sơ hở trong hợp đồng, đặc biệt đối với những thương vụ lớn.

Hợp đồng được ký kết trên nguyên tắc tự do và bình đẳng, do đó nội dung của mỗi hợp đồng cụ thể luôn có sự khác nhau. Bởi nó phụ thuộc vào ý chí của các bên và đòi hỏi thực tiễn của việc mua bán mỗi loại hàng hoá, dịch vụ là khác nhau, trong các điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. Do vậy không thể có một mẫu hợp đồng nào là chuẩn mực, doanh nghiệp xem xét sao cho phù hợp theo ý muốn của hai bên, đừng lạm dụng mẫu sẵn có– chỉ điền một vài thông số và hoàn tất bản dự thảo hợp đồng.

Đối với các đối tác nước ngoài, doanh nghiệp nên lưu ý nhiều điều khoản khi ký hợp đồng thương mại. Thông thường các hợp đồng thương mại do đối tác nước ngoài soạn thảo rất dài và nhiều khi không rõ ràng vì cách diễn đạt khác với chúng ta. Vì thế, cần Việt hóa các hợp đồng thương mại này một cách ngắn gọn, đầy đủ và đúng nội dung. Bên cạnh những điều trên, khi ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài, ngoài chú ý đến luật của Việt Nam, luật của nước đối tác, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các vấn đề thuộc về luật và các tập quán quốc tế.

2. Về hình thức hợp đồng:

Hợp đồng có thể được thể hiện dưới hình thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý tương đương. Tuy nhiện, để tránh những tranh chấp phát sinh sau này do sự không minh bạch, rõ ràng,...thì hợp đồng cần được thể hiện dưới dạng văn bản. Đây cũng là cơ sở pháp lý để có thể chứng minh và đảm bảo quyền lợi các bên.

3. Về chủ thể giao kết hợp đồng:

Các bên cần kiểm tra tư cách của người giao kết hợp đồng có đúng pháp luật hay chưa? Đó là người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền?

Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì bắt buộc phải có giấy ủy quyền và cũng cần xem xét kỹ nội dung trong giấy ủy quyền như: phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, giấy ủy quyền có được đóng dấu hợp lệ không,... Nếu không chẳng may có tranh chấp xảy ra thì chính việc giao kết hợp đồng với người không đúng thẩm quyền sẽ khiến cho hợp đồng có thể bị vô hiệu.

4. Kiểm tra khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp

Có nhiều doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản nhưng bề ngoài vẫn thể hiện doanh nghiệp của mình làm ăn rất phát đạt, có thể ký kết và thực hiện được những hợp đồng rất lớn. Do vậy, trong quá trình thương lượng, đàm phán các doanh nghiệp này tỏ ra rất rộng rãi và dễ dàng chấp nhận những yêu cầu của đối tác. Do vậy, khi giao kết hợp đồng, các bên phải chắc chắn về khả năng kinh tế của đối tác trước khi giao kết.

5. Những điều khoản cẩn trọng khi ký kết hợp đồng thương mại

Điều khoản hiệu lực của hợp đồng
Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng:
Điều khoản giải quyết tranh chấp:

Thời điểm hợp đồng có liệu lực đồng thời là thời điểm các bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, điều này thực sự quan trọng bởi vậy cần lưu ý:

- Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ…), các bên cần hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.

- Liên quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng thương mại thì vấn đề người đại diện ký kết (người ký tên vào bản hợp đồng) cũng cần lưu ý. Người ký phải có thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền hợp lệ. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư. Cùng với chữ ký của người đại diện còn phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.

Phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài đối với các bên khi có hành vi vi phạm, tuy nhiên pháp luật thương mại có sự giới hạn tỉ lệ phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm. Điều này rất nhiều thương nhân nhầm lẫn về con số này là 8% giá trị hợp đồng. Vì vậy, khi các bên trong quan hệ thương mại lập hợp đồng cần lưu ý điểm này.

Việc giải quyết tranh chấp có thể bằng con đường tài phán (Tòa án, Trọng tài) hoặc phi tài (thương lượng, hòa giải). Với con đường tài phán pháp luật luôn tôn trọng và khuyến khích các bên thương lượng, hòa giải khi nảy sinh tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tiễn rất hiếm trường hợp các bên có thể thương lượng hoặc hòa giải với nhau khi đã nảy sinh tranh chấp. Do đó, thường một trong các bên lại đem tranh chấp của mình ra cơ quan tài phán hoặc trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết. Việc lựa chọn cơ quan tài phán nào có thẩm quyền giải quyết để đưa vào trong hợp đồng cần phải dựa trên sự cân, đo, đong, đếm những thuận lợi và khó khăn mà khách hàng mình gặp phải. Thông thường đối với hợp đồng ngoại thương thì các bên thường lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết. Đối với những hợp đồng nội thì các bên có thể lựa chọn trọng tài hoặc tòa án để giải quyết.

So với các các điều khoản khác trong hợp đồng, điều khoản này thường ít được chú ý đến nên nhiều khi những thỏa thuận của các bên về giải quyết tranh chấp là không có giá trị pháp lý

6. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng thương mại

Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng thương mại phải được sử dụng một cách mạch lạc, rõ ràng, tránh những từ mang ý nghĩa hàm ý, dễ hiểu lầm, hiểu sai hoặc các từ viết sai chính tả dẫn đến sai nghĩa. Và hơn hết, các bên nên đọc từng câu, từng chữ trong hợp đồng để có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn.

7. Về thực hiện hợp đồng

Rủi ro với các tình huống phát sinh khi chưa được giao kết trong hợp đồng: Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì có thể phát sinh những tình huống khó khăn, bất lợi mà các bên không thể tiên lượng với nhau trước được thì để giải quyết các tình huống này, các bên có thể thỏa thuận với nhau để sửa đổi, bổ sung điều chỉnh lại hợp đồng cho phù hợp hoặc hủy bỏ một hoặc toàn bộ hợp đồng. Tuy nhiên, các thỏa thuận này phải có sự đồng ý của cả hai bên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Những lưu ý khi kí kết hợp đồng thương mại. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đường Linh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Phân loại hợp đồng theo BLDS 2015

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tư vấn về hợp đồng mua bán hàng hóa

Tư vấn về pháp luật hợp đồng




Gọi ngay

Zalo