Tình huống: Xin chào luật sư, tôi tên là Mai quê ở Thái Bình, tôi có câu hỏi mong được luật sư tư vấn như sau: Tôi hiện là nhân viên của công ty A, nhưng vì sức khỏe yếu tôi có làm đơn xin phép nghỉ một thời gian để nghỉ ngơi. Tôi mới làm ở công ty được 6 tháng, công ty có ký hợp đồng thời hạn là 2 năm và có đóng bảo hiểm xã hội. .....
TÌNH HUỐNG: Xin chào quý công ty, tôi là Trương Thị Mai ở Bình Phước, tôi có câu hỏi mong quý công ty tư vấn giúp tôi. Câu hỏi của tôi như sau: Tôi hiện là trợ lý cho Phó giám đốc Công ty X, tuần trước phó giám đốc có giao cho tôi soạn hợp đồng giao dịch với khách hàng. Vì là công việc tôi thường làm tôi được phó giám đốc ủy quyền thực hiện giao dịch với khách hàng. Trong hợp đồng tôi có soạn sai về con số thể hiện giá trị của hàng hóa giao dịch, điều này dẫn đến thiệt hại khá cao cho công ty khi thực hiện hợp đồng. Sau một tuần, tôi có nhận được thông báo đuổi việc của công ty. Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của tôi mà bị sa thải có đúng hay không? Tôi xin cảm ơn.
Rất mong được luật sư tư vấn, vấn đề của tôi như sau: Em gái tôi là Nguyễn Thị Hạnh vào làm việc tại công ty dược phẩm X từ ngày 20/3/2011, công việc là đóng gói các sản phẩm thuốc. Thời hạn của hợp đồng là 01 năm. Đến khi hết thời hạn là vào ngày 20/3/2012 công ty X không thông báo gì thêm và em gái tôi vẫn tiếp tục làm việc. Đến ngày 15/2/2014 công ty X có ra quyết định ký hợp đồng tiếp với em gái tôi thời hạn là 2 năm. Qua tìm hiểu, em gái tôi biết rằng việc ký tiếp hợp đồng với công ty X là không đúng và hai bên có xảy ra tranh chấp. Luật sư cho tôi hỏi, tranh chấp giữa em gái tôi và công ty X là tranh chấp gì, và làm thế nào để giải quyết tranh chấp này? Tôi xin cảm ơn.
Theo quy định của Bộ luật lao động thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó có quy định về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt lao động. Nhìn nhận một cách khách quan thì vi phạm pháp luật lao động về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, đặc biệt về thời hạn báo trước của người lao động vẫn đang diễn ra phổ biến.
Trong quá trình lao động, có nhiều khi người lao động vô tình hoặc cố ý gây gây ra những thiệt hại cho người sử dụng lao động. Những thiệt hại đó có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động giữa hai bên. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem trong những trường hợp nào thì người lao động sẽ phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người sử dụng lao động.
Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, sẽ có những thiệt hại của người lao động mà người sử dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường. Hãy cùng tìm hiểu xem khi nào thì người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người lao động.
Cơ chế ba bên vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Qua phân tích thì về phương diện pháp luật, trong số các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật Việt nam hiện nay chỉ có Hội đồng trọng tài lao động được quy định việc thành lập với sự tham gia của ba bên theo đúng nghĩa ba bên tham gia cùng thành lập. Về lý thuyết thì Toà án lao động cấp Huyện cũng có thể được thiết lập theo cơ chế ba bên.
Hiện nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa, nhu cầu tìm kiếm, sử dụng lao động nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước ngày càng cao. Việc giao kết hợp đồng lao động với người nước ngoài khác gì so với giao kết hợp đồng lao động đối với người Việt Nam và cần phải lưu ý những gì để hợp đồng lao động hợp pháp, tránh những tranh chấp không đáng có.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Vậy có trường hợp nào không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập (do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già,..) dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật. Khi người lao động tham gia vào doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thay mặt người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với cơ quan bảo hiểm. Trong một số trường hợp Doanh nghiêp sẽ tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập (do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già,..) dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật.Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng lương hưu. Vậy trong trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì nên làm thế nào?
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động hay người lao động đều có quyền đề xuất việc sửa đổi, bổ sung bất kỳ nội dung nào của hợp đồng lao động. Nắm bắt được tình hình đó pháp luật đã quy định về sửa đổi hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Sau đây công ty Luật HTC Việt Nam tư vấn cụ thể các quy định của pháp luật về sửa đổi hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động.
Vi phạm kỷ luật lao động là vấn đề không tránh khỏi trong quá trình làm việc của người lao động. Pháp luật quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đối với các hành vi vi phạm kỷ luật lao động như thế nào? Thực tế áp dụng còn xảy ra vướng mắc gì?
Ông Hải( Hà Nam) đóng Bảo hiểm xã hội từ tháng 3/2011. Ông Hải đã nghỉ việc và chốt sổ BHXH vào cuối năm 2013, nhưng không làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay ông vẫn chưa có việc làm, vậy ông có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp không, nếu có thì thủ tục như thế nào? Công ty luật TNHH Việt Nam sẽ tư vấn khách hàng về điều kiện để được cấp trợ cấp thất nghiệp.
Kỷ luật là khi có những hành vi gây tổn hại hay trái với nguyên tắc, điều lệ công ty, tùy thuộc vào mức độ người lao động sẽ bị kỷ luật. Căn cứ theo Điều 118 của Bộ luật lao động 2012, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.
Trang 26/31