Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Hợp đồng lao động bao gồm các điều khoản thỏa thuận giữa bên sử dụng lao động và bên người lao động. Trong hợp đồng đó, có thể xảy ra trường hợp có những nội dung bị vô hiệu, không có hiệu lực pháp luật dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của các bên có liên quan. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc bài viết có tính chất tham khảo về vấn đề này.

*Trường hợp nào hợp đồng lao động bị vô hiệu?

Điều 50, Bộ luật lao động năm 2012 có quy định:

1. Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi:

- Toàn bộ nội dung hợp đồng trái pháp luật.

Trường hợp này thực tế ít khi xảy ra vì ngày nay, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động đã được nâng cao. Đồng thời, không ít doanh nghiệp đã có ban pháp chế, cán bộ pháp lý để hỗ trợ trong việc soạn thảo, xem xét hợp đồng trước khi tiến hành ký kết.

- Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền.

Việc ký kết không đúng thẩm quyền hầu hết đều liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người đại diện cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, cũng không phải không có trường hợp hợp đồng được ký với người không phải là đại diện theo pháp luật (cha, mẹ hoặc người giám hộ khác) của lao động dưới 15 tuổi.

Tuy nhiên, trường hợp này có thể dễ dàng khắc phục nếu người có thẩm quyền công nhận kết quả ký kết của người không có thẩm quyền.

- Công việc trong hợp đồng bị pháp luật cấm.

Công việc bị pháp luật cấm là những công việc có thể ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của một người, nhiều người, thậm chí có thể là an ninh quốc gia, như buôn bán, vận chuyển ma túy, tàng trữ pháo nổ, thuốc nổ, buôn bán động vật quý hiếm…

Đó là những hành vi bị pháp luật cấm, vì vậy, nếu những hành vi này là một nội dung trong số nội dung của điều khoản đó, thì điều khoản này coi như không có giá trị pháp lí.

- Nội dung hợp đồng hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

Người sử dụng lao động lợi dụng địa vị của mình để đưa vào nội dung hợp đồng những việc khiến sự gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động bị hạn chế hoặc không thể tham gia được cũng là một nguyên nhân dẫn đến giá trị của nội dung đó là không có hiệu lực pháp luật.

2. Hợp đồng vô hiệu từng phần:

Nội dung của phần hợp đồng đó không đúng với quy định của pháp luật, nhưng phần hợp đồng này không làm ảnh hưởng tới toàn bộ nội dung bản hợp đồng.

*Xử lí khi hợp đồng lao động vô hiệu:

Điều 52. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

“1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:

a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật;

b) Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.”

2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì xử lý như sau:

a) Trong trường hợp do ký sai thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 của Bộ luật này thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại;

b) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định cụ thể Điều này.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về hợp đồng lao động vô hiệu và cách giải quyết theo quy định của pháp luật. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Khi nào người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động?

Tư vấn về thực hiện hợp đồng lao động

Tư vấn về hình thức hợp đồng lao động

Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động




Gọi ngay

Zalo