KHI NÀO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
KHI NÀO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, sẽ có những thiệt hại của người lao động mà người sử dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường. Hãy cùng tìm hiểu xem khi nào thì người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người lao động.
1. Khái quát chung về bồi thường thiệt hại trong lao động
Bồi thường thiệt hại là một trong những chế định pháp lý xuất hiện sớm nhất trong lịch sử pháp luật. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì việc bồi thường thiệt hại được quy định với những chủ thể, mức độ, hình thức khác nhau. Trong luật lao động, bồi thường thiệt hại là sự bù đắp, đền bù những thiệt hại đã gây ra giữa người sử dụng lao động và người lao động về mặt thể chất, vật chất và tinh thần. Bồi thường thiệt hại trong lao động có thể là người sử dụng lao động bồi thường thiệt hại cho người lao động hoặc người lao động bồi thường cho người sử dụng lao động.
2. Những trường hợp người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động
2.1 Bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là những sự cố nghiêm trọng xảy ra trong quá trình lao động, là hậu quả tất yếu của việc không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Do đó, các quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động quy định khá chi tiết cụ thể về trách nhiệm của NSDLĐ trong việc việc khắc phục hậu quả của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đây là những biện pháp được áp dụng khi các giải pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động không thể hạn chế được các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe xảy ra đối với NLĐ trong quá trình sản xuất.
- Theo quy định tại Điều 38 và 39 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định thì người sử dụng lao động phải bồi thường, trợ cấp khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong những trường hợp sau:
+ Người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b)Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+Người lao động bị tai nạn do lỗi của chính họ hoặc gặp tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn. Khi đó họ sẽ nhận được ít nhất 40% mức bồi thường như trường hợp trên.
+ Nếu người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động. Nhưng số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định. Nếu người sử dụng lao động không mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động thì phải chi trả toàn bộ chi phí y tế cũng như các khoản bồi thường theo đúng quy định.
2.2,. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
- Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ và tránh việc NSDLĐ tùy tiện sử dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động gây ra những khó khăn cho NLĐ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, pháp luật lao động Việt Nam có quy định về bồi thường thiệt hại cho NLĐ trong các trường hợp: NLĐ phải thôi việc vì lý do kinh tế; NLĐ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ hoặc cắt giảm lao động vì lý do kinh tế hoàn toàn do NSDLĐ đơn phương thực hiện nhằm mục đích tăng năng suất lao động, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc chấm dứt HĐLĐ này là những trường hợp được pháp luật cho phép. Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ bị cho thôi việc trong những trường hợp này, pháp luật quy định NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại điều 49 Bộ luật lao động.
- Khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (trái quy định tại điều 38 Bộ luật Lao động 2012) thì sẽ có những nghĩa vụ được quy định tại điều 42 Bộ luật Lao động 2012.
+ Nếu người lao động quay lại làm việc => NSDLĐ phải bồi thường tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động (1)
+ Nếu người lao động không muốn quay trở lại làm việc => NSDLĐ sẽ phải bồi thường khoản tiền (1) nêu trên + trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động.
+ Nếu NSDLĐ không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý => NSDLĐ sẽ phải bồi thường khoản tiền (1) nêu trên + trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động + 1 khoản tiền ≥ 2 tháng lương theo hợp đồng lao động
+ Trường hợp NSDLĐ vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Như vậy, nếu người sử dụng lao động thuộc bất cứ trường hợp nào kể trên thì người lao động có thể yêu cầu họ bồi thường thiệt hại theo đúng mức mà pháp luật quy định.
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
-----------------------------------------------------
Quý khách có thể tham khảo những bài viết có liên quan sau đây:
Tư vấn về người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Tư vấn về thực hiện hơp đồng lao động
Tư vấn về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
Những lưu ý khi ký hợp đồng lao động
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động