GÓC NHÌN KHÁC VỀ TÍNH THỎA THUẬN TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
GÓC NHÌN KHÁC VỀ TÍNH THỎA THUẬN TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Hợp đồng lao động là bản giao kết thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Điểm cốt lõi của hợp đồng lao động là xây dựng dựa trên sự thỏa thuận. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi tới quý bạn đọc một góc nhìn khác về tinh thần thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động xét về bản chất cũng là dạng hợp đồng được xây dựng dựa trên tinh thần của luật dân sự. Như chúng ta đã biết, luật dân sự đề cao sự thỏa thuận giữa các bên. Tinh thần thỏa thuận trong luật dân sự giống như kim chỉ nam chi phối toàn bộ hệ thống pháp luật đồ sộ này. Hợp đồng lao động cũng thế, yếu tố thỏa thuận trong hợp đồng lao động là một yếu tố bắt buộc. Bởi, nếu phát hiện ra sự cưỡng ép, bắt buộc trong bất kì nội dung điều khoản nào của hợp đồng, thì hiệu lực pháp luật của một hợp đồng với nội dung như vậy sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí có thể khiến cho bản hợp đồng đó mất giá trị.
Hãy cùng nhìn lại một chút định nghĩa về hợp đồng lao động. “Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động.”
Như vậy, ngay trong sự định nghĩa này, hợp đồng lao động là văn bản được hình thành dựa trên sự thỏa thuận. Cần phải nhấn mạnh tính chất thỏa thuận của hợp đồng, bởi nếu không tồn tại yếu tố thỏa thuận này, thì xét về bản chất, đây sẽ không còn là tính chất của hợp đồng nữa. Nguyên nhân là do ngay trong định nghĩa, cụm từ “thỏa thuận”, “tự nguyện” đã giống như một thiết chế để thắt chặt tính chất của hợp đồng. Vì thế, không thể phủ nhận tầm quan trong của tính thỏa thuận trong một hợp đồng lao động.
Điều gì sẽ xảy ra nếu yếu tố tự nguyện, thỏa thuận của hợp đồng không còn được coi trọng? Hợp đồng lao động là bản giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu xét đến vị trí của hai bên giao kết hợp đồng, thì thực tế, vị trí của người lao động vẫn bị lép vế hơn so với người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động, với vai trò mặc định là bên thuê lao động, nên ít nhiều vẫn có sự áp đặt ý chí chủ quan của bản thân họ lên đối tượng phía bên kia hợp đồng. Chính vì thế, tính thỏa thuận trong hợp đồng lao động giống như một cách để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của người lao động. Trong bản hợp đồng này, cả hai bên đều bình đẳng, đều có quyền như nhau. Vì vậy, sự giao kết cũng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận, không cưỡng chế, áp đặt.
Tóm lại, sự thỏa thuận trong hợp đồng là yếu tố quan trọng và vô cùng cần thiết. Chỉ khi đảm bảo được sự toàn vẹn của tính thỏa thuận, thì bản hợp đồng mới thực sự đạt “chuẩn” .
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
---------------------------------------------
Xem thêm bài viết có liên quan:
Tư vấn về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
Phân biệt hợp đồng lao động và thỏa ước tập thể
. Phân biệt phụ cấp và trợ cấp
Tư vấn về người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Tư vấn về người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật