Trong một số tình huống cấp thiết mà không thể viết được di chúc bằng văn bản. Di chúc miệng có hiệu lực như thế nào vàđược áp dụng trong trường hợp nào .
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình. Di chúc rất quan trọng vì có thể liên quan đến việc định đoạt khối tài sản lớn, hoặc liên quan đến quyền lợi của nhiều người thừa kế. Sau đây Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết các quy định liên quan đến thừa kế theo di chúc.
Khi quyết định tuyên bố chết đối với cá nhân có hiệu lực pháp luật thì người đó bị coi là đã chết. Có thể có trường hợp trong thực tế người đó vẫn còn sống nhưng họ vẫn bị coi là đã chết về mặt pháp lý. Vì vậy, tất cả các quan hệ mà người đó tham gia đều sẽ được giải quyết như đối với người đã chết: quan hệ hôn nhân chấm dứt, vợ hoặc chồng người đó được tự do hôn nhân, các khoản nợ về tài sản mà người đó chưa trả sẽ được thanh toán bằng tài sản mà họ để lại, các tài sản còn lại được chia thừa kế…
Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng xác định được một người còn sống hay đã chết, như trường hợp họ bỏ nhà đi biệt tích; chiến tranh, thiên tai đã kết thúc một thời gian khá lâu nhưng không tìm thấy thi thể, cũng không thấy họ trở về… Lúc này, sự vắng mặt lâu ngày của người đó làm gián đoạn các quan hệ mà họ đang tham gia, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan, và tới quyền lợi của chính họ. Để giải quyết tình trạng trên, pháp luật dân sự đặt ra chế định tuyên bố một người là đã chết.
Thông thường cá nhân sinh ra và khai tử theo một quy luật thông thường. Tuy nhiên có những trường hợp cá nhân mất tích và sự mất tích ấy lại ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của chủ thể khác. Xuất phát từ lý do này mà pháp luật dân sự đã có những quy định về việc tuyên bố mất tích. Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích, tạm thời tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích bị dừng lại. Và khi người bị tuyên bố mất tích trở về, thì tư cách chủ thể của người đó lại có hiệu lực pháp lý. Bộ luật Dân sự đã dự liệu và quy định cách giải quyết đối với trường hợp này.
Trong thực tế có những trường hợp, vì các lí do khác nhau (những rủi ro, chiến tranh, tai nạn và kể cả nguyên nhân do chính cá nhân đó tạo ra) đã không thể xác định được người đó còn sống hay đã chết. Trong những trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, những người có quyền, lợi ích liên quan, pháp luật quy định những điều kiện, trình tự để tạm dừng tư cách chủ thể của cá nhân bằng hình thức tuyên bố một người mất tích.
Hiện nay, Việc chia thừa kế diễn ra nhiều ở nước ta. Tuy nhiên, có rất nhiều người không hiểu, không biết quy định của pháp luật về cách chia thừa kế như thế nào, quyền lợi được hưởng thừa kế của mình đến đâu, ... Để klàm rõ hơn về cách chia thưuà kế theo quy định của pháp luật hiện nay thì Công ty Luật HTC Việt Nam xin tư vấn các bước chia thưuà kế như sau:
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống. Hiện nay, ở Việt Nam, thừa kế là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm bởi sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Theo Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế được chia làm hai loại là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, vấn đề thừa kế theo pháp luật mang tính phức tạp cao hơn so với thưà kế theo di chúc. Và để có thể hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến thừa kế, Công ty Luật HTC Việt Nam xin tư vấn một số thông tin liên quanđến vấn đề thừa kế theo pháp luật.
Văn hóa người Việt trước khi chết chưa quan tâm nhiều đến việc lập di chúc để chia di sản dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra liên quan đến tranh chấp, tranh giành di sản do người chết để lại của những người trong quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Để đảm bảo điều chỉnh mối quan hệ này, Bộ luật Dân sự 2015 quy định rất chi tiết về thanh toán và phân chia di sản thừa kế của người chết.
Trong cuộc sống thực tế có rất nhiều thứ tình cảm còn quan trọng hơn cả tiền bạc, công danh… đó có thể một tình bạn tri kỉ, tình anh em sâu nặng hay tình vợ chồng mặn nồng. Chính vì vậy khi qua đời, người để lại di chúc có thể tặng một món quà trong di sản của mình cho người khác với ý nghĩa làm kỉ niệm. Món quà đó có thể rất có giá trị như một chiếc xe, một căn nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… hay đơn giản chỉ là một cuốn sách, một cây bút… Món quà lớn nhỏ không quan trọng bằng việc người có tài sản muốn giữ lại những tình cảm tốt đẹp mà hai bên đã có.
Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành. Dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, dù bàn thờ sơn son thiếp vàng hay chỉ một nén nhang, một chén rượu đều thể hiện cái tâm, cái hiếu của người sống với người đã chết. Có lẽ vì vậy mà di sản dùng vào việc thờ cúng không chỉ được sự thoả thuận chặt chẽ của người trong gia đình, dòng tộc mà pháp luật cũng có những quy định cụ thể.
Khi một cá nhân chết, đứng dưới góc độ sinh học thì đó là sự chấm dứt của sự sống còn dưới góc độ pháp lý thì đó có thể là sự bắt đầu cho những quan hệ mới phát sinh. Yêu cầu đặt ra lúc này là giải quyết hai vấn đề cơ bản và không kém phần quan trọng, đó là: những nghĩa vụ của người chết (nếu có) sẽ chấm dứt hay do ai tiếp tục thực hiện. Việc nghiên cứu quy định pháp luật về chuyển giao và thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại cho ý nghĩa to lớn từ đó đề ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế.
Khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết. Vậy những trường hợp nào phải khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật; việc khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật phải công chứng không và trình tự thủ tục thực hiện như thế nào. Công ty luật HTC Việt Nam sẽ tư vấn chi tiết những vấn đề nêu trên.
Có di chúc của bố mẹ, muốn chuyển nhượng phần di sản thừa kế cần thủ tục gì? Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc đã lập. Sau khi người để lại di chúc chết, di chúc phát sinh hiệu lực, những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết sang cho người còn sống. Thực tế cho thấy có những trường hợp người được hưởng thừa kế lại chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Khi đó, pháp luật cho phép con của người thừa kế được hưởng phần di sản mà lẽ ra bố mẹ chúng sẽ được hưởng theo pháp luật nếu còn sống.
Trang 42/47