Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT THEO PHÁP LUẬT MỚI NHẤT

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT THEO PHÁP LUẬT MỚI NHẤT

Trong dân sự, hợp đồng mua bán nhà đất là một trong những loại hợp đồng được quy định chặt chẽ về hình thức - đó là loại hợp đồng bằng văn bản cần được công chứng. Để đảm bảo tính hợp pháp của loại hợp đồng này thì cần phải lưu ý những vấn đề khi đi công chứng hợp đồng, đó là những lưu ý gì? Dưới đây là tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về vấn đề trên.

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Luật Đất đai năm 2013;

- Luật Công chứng năm 2014;

- Nghị định 23/2015/NĐ- CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch


2. Nội dung tư vấn

2.1 Hình thức của hợp đồng

- Khoản 1 điều 119 BLDS năm 2015 quy định hình thức của hợp đồng dân sự có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi.

- Điều 122 BLDS 2015 có quy định hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu khi không đáp ứng được các yêu cầu được quy định tại điều 117 BLDS, trong đó có cả điều kiện về hình thức văn bản.

2.2 Hợp đồng mua bán nhà đất có phải trong mọi trường hợp đều bắt buộc công chứng không?

- Công chứng mua bán nhà đất không bắt buộc trong mọi trường hợp

Hợp đồng bắt buộc công chứng, chứng thực

Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

Thêm vào đó, các văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cũng được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có đất công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất chứng thực.

Hợp đồng không bắt buộc công chứng, chứng thực

Tuy nhiên, việc công chứng mua bán nhà đất không phải là bắt buộc trong mọi trường hợp.

Theo điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, vẫn có một số loại hợp đồng, giao dịch thực hiện quyền của người sử dụng đất mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực:

+ Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Khi đó, việc công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch sẽ theo yêu cầu của các bên.

2.2 Được quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực

Luật quy định “được công chứng hoặc chứng thực”, tức là người dân được quyền lựa chọn giữa hai hình thức công chứng và chứng thực khi thực hiện giao dịch nhà đất. Theo đó, có thể lựa chọn hình thức công chứng hoặc chứng thực tại các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có đất hoặc tại UBND cấp xã nơi có đất. Tuy nhiên, đối với các địa phương đã thực hiện chuyển giao việc chứng thực, thì các hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Các địa phương khác do điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng được thì vẫn tạo điều kiện cho người dân có thể đến UBND cấp xã để chứng thực các giao dịch nêu trên.

2.3 Giá trị công chứng, chứng thực có khác nhau không?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản… mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.

Trong khi đó, thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Theo đó, người có thẩm quyền khi thực hiện chứng thực kiểm tra và đảm bảo tính đầy đủ của hồ sơ, tại thời điểm chứng thực người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Người yêu cầu chứng thực chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, hợp đồng, giao dịch.

Còn hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Do công chứng có giá trị chứng minh cao hơn nên khi mua bán nhà đất người dân thường lựa chọn công chứng.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về những điều cần lưu ý khi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Dương)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Tham khảo bài viết liên quan:

Tư vấn về hợp đồng mua bán nhà ở

Tư vấn về trường hợp hợp đồng mua bán đất đã công chứng có huỷ bỏ được không



Gọi ngay

Zalo