Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và trở thành một xu thế không thể đảo ngược ở hầu hết các quốc gia. Trong các hợp đồng hợp tác quốc tế, nhiều vấn đề diễn ra xoay quanh xung đột pháp luật về sở hữu. Sở dĩ có nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này bởi mỗi đất nước lại chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật khác nhau, tài sản trong xung đột cũng tồn tại ở nhiều loại và nhiều vị trí khác nhau. Trong xung đột này, tài sản chính là trung tâm, là điểm kết nối các chủ thể với nhau. Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu có yếu tố nước ngoài theo bộ luật Dân sự 2015.

1. Căn cứ pháp lý.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu có yếu tố nước ngoài tại các điều Điều 677 và Điều 678 cụ thể:

Điều 677. Phân loại tài sản

Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.

Điều 678. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

2. Khái niệm quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế

Quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế là các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài, được xem là có yếu tố nước ngoài khi quan hệ sở hữu đó thỏa mãn một số điều kiện nhất định mà pháp luật quy định. Căn cứ vào Điều 663 Bộ luật dân sự 2015, thì yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu được thể hiện trong các trường hợp:

Có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ sở hữu là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ sở hữu đó xảy ra tại nước ngoài;

Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ sở hữu đó ở nước ngoài.

Quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài sẽ làm phát sinh xung đột pháp luật. Đó là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.

3. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu có yếu tố nước ngoài

Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu là vấn đề trọng tâm khi đề cập tới quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế. Để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này, các quốc gia thường sử dụng hai phương pháp, đó là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột trên tinh thần tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nguyên tắc luật nơi có tài sản. Nguyên tắc luật nơi có tài sản được áp dụng để xác định điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản.

Thứ hai, nguyên tắc luật nơi có tài sản được sử dụng để xác định luật áp dụng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu bao gồm: định danh tài sản, xác định điều kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản.

4. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

Cũng như các nước khác, xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay được giải quyết dựa trên hai phương pháp là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột. Tuy nhiên khi giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài, hiện nay Việt Nam sử dụng phương pháp xung đột vẫn là phương pháp chủ yếu. Về nguyên tắc chung, để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cũng dựa trên cơ sở nguyên tắc luật nơi có tài sản.

Điều đó có nghĩa rằng, pháp luật Việt Nam áp dụng luật của nước nơi có tài sản để điều chỉnh các vấn đề về xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Căn cứ vào quy định này, pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận quyền ở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng như tổ chức, cá nhân Việt Nam đối với những tài sản tồn tại ở nước ngoài nếu quyền đó hình thành trên cơ sở pháp luật nước ngoài – nơi có tài sản. Khi tài sản đó được đưa vào Việt Nam một cách hợp pháp thì Việt Nam vẫn thừa nhận quyền sở hữu của các chủ tài sản đó. Tuy nhiên về nội dung, phạm vi hành xử quyền sở hữu trong trường hợp này phải do pháp luật Việt Nam quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu có yếu tố nước ngoài. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Nguyễn Thanh Uyên

---------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

----------------------------------------------



Gọi ngay

Zalo