Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn pháp luật dân sự

TƯ VẤN TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ HOẶC BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

TƯ VẤN TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ HOẶC BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

​Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp các cá nhân đều có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự bằng hành vi của mình. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thuộc những trường hợp mà cá nhân không thể tự mình xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự.

TƯ VẤN CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI CHẾT ĐỂ LẠI

TƯ VẤN CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI CHẾT ĐỂ LẠI

​Khi một cá nhân chết, đứng dưới góc độ sinh học thì đó là sự chấm dứt của sự sống còn dưới góc độ pháp lý thì đó có thể là sự bắt đầu cho những quan hệ mới phát sinh. Yêu cầu đặt ra lúc này là giải quyết hai vấn đề cơ bản và không kém phần quan trọng, đó là: những nghĩa vụ của người chết (nếu có) sẽ chấm dứt hay do ai tiếp tục thực hiện.

TƯ VẤN XÁC ĐỊNH THỪA KẾ CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN THỪA KẾ DI SẢN CỦA NHAU MÀ CHẾT CÙNG THỜI ĐIỂM.

TƯ VẤN XÁC ĐỊNH THỪA KẾ CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN THỪA KẾ DI SẢN CỦA NHAU MÀ CHẾT CÙNG THỜI ĐIỂM.

Thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết sang cho người còn sống. Thực tế cho thấy có những trường hợp người được hưởng thừa kế lại chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Khi đó, pháp luật cho phép con của người thừa kế được hưởng phần di sản mà lẽ ra bố mẹ chúng sẽ được hưởng theo pháp luật nếu còn sống.

TƯ VẤN CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN.

TƯ VẤN CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN.

Sau khi người để lại di sản qua đời, chủ thể của quyền sở hữu đối với tài sản không còn trong khi những người thừa kế chưa xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cụ thể trong khối di sản. Mặt khác, theo phong tục thì việc chia di sản không tiến hành ngay khi người để lại di sản chết, mà khối di sản cần phải được quản lý, bảo quán, tránh mất mát, hư hỏng. Chính vì vậy, pháp luật có quy định cụ thể về người quản lý di sản của người để lại di sản.

TƯ VẤN VỀ THỜI ĐIỂM PHÁT SINH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ.

TƯ VẤN VỀ THỜI ĐIỂM PHÁT SINH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỪA KẾ.

Thừa kế là một hiện tượng xã hội hình thành từ việc một người chết có để lại tài sản và quá trình dịch chuyển tài sản đó cho những người khác, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế là những quy định không thể thiếu trong chế định pháp luật về thừa kế.

TƯ VẤN XÁC ĐỊNH NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ.

TƯ VẤN XÁC ĐỊNH NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ.

Hiện nay, các quan hệ về thừa kế nói chung và các quan hệ về người không được hưởng di sản nói riêng ngày càng đa dạng. Để đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng như việc thống nhất quản lí bằng pháp luật, Nhà nước ta đã ra quy định về vấn đề người không được quyền hưởng di sản.

TƯ VẤN HÌNH THỨC THƯƠNG LƯỢNG, HÒA GIẢI

TƯ VẤN HÌNH THỨC THƯƠNG LƯỢNG, HÒA GIẢI

Trong quan hệ hợp đồng, các bên thường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng đạt được lợi ích nhất định. Tuy vậy, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, giữa các bên trong hợp đồng cũng có khi phát sinh mẫu thuẫn về quyền lợi. Xuất phát từ thực tiễn đã hình thành những phương thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Vì vậy, dưới đây là những phân tích của chúng tôi về hai phương thức thương lượng và hòa giải.

TƯ VẤN VỀ THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015.

TƯ VẤN VỀ THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015.

Văn hóa người Việt trước khi chết chưa quan tâm nhiều đến việc lập di chúc chia di sản dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra liên quan đến tranh chấp di sản do người chết để lại. Để đảm bảo điều chỉnh mối quan hệ này, Bộ luật Dân sự 2015 quy định rất chi tiết về thanh toán và phân chia di sản thừa kế của người chết.

TƯ VẤN XÁC ĐỊNH NGƯỜI THỪA KẾ DI SẢN THEO QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015.

TƯ VẤN XÁC ĐỊNH NGƯỜI THỪA KẾ DI SẢN THEO QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015.

Trên thực tế hiện nay xảy ra rất nhiều tranh chấp dân sự, trong đó có những tranh chấp về thừa kế. Có khi vì lòng tham, có khi vì đố kỵ, vì không hòa thuận với nhau mà tranh giành tài sản người chết để lại; nhưng cũng có nhiều trường hợp do không hiểu biết quy định của pháp luật, không biết cụ thể về quyền của mình mà người dân tranh chấp với nhau. “Ai” cũng nghĩ rằng chỉ mình mới được nhận tài sản (hoặc được nhận nhiều), còn “người kia” không được nhận (hoặc nhận ít hơn).

TƯ VẤN VỀ QUYỀN THỪA KẾ VÀ SỰ BÌNH ĐẲNG VỀ THỪA KẾ CỦA CÁ NHÂN

TƯ VẤN VỀ QUYỀN THỪA KẾ VÀ SỰ BÌNH ĐẲNG VỀ THỪA KẾ CỦA CÁ NHÂN

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, trên thực tế, do việc coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm cha con, vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh đó có những người đã lập di chúc nhưng lại Chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những bản di chúc này không rõ ràng khiến cho những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ (đưa ra tòa) làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có.

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng dưới một hình thức nhất định phù hợp với pháp luật và hợp đồng đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu thì hợp đồng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Theo nội dung của hợp đồng, các bên lần lượt tiến hành các hành vi mang tính nghĩa vụ đúng với tính chất đối tượng, thời hạn, phương thức và địa điểm mà nội dung của hợp đồng đã xác định. Cụ thể hơn về các quy định pháp luật trong việc thực hiện hợp đồng, hãy cùng HTC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

​QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN: Liền hề, hưởng dụng, bề mặt

​QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN: Liền hề, hưởng dụng, bề mặt

Để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc khai thác, sử dụng một cách hiệu quả tài sản, các nguồn tài nguyên khác, đồng thời để tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể không phải là chủ sở hữu thực hiện quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác, BLDS 2015 sửa đổi đã bổ sung quy định về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề trong BLDS 2005 và bổ sung quy định về quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.

Tư vấn quy định của pháp luật về đại diện

Tư vấn quy định của pháp luật về đại diện

​Đại diện là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật dân sự. So với BLDS 2005, BLDS 2015 sửa đổi đã bổ sung nhiều quy định mới về đại diện nhằm tạo hành lang pháp lý để các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự. Bài viết sau đây của HTC Việt Nam xin gửi đến quý khách hàng nội dung tư vấn chuyên sâu về vấn đề đại diện theo quy định của pháp luật.

PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ PHÁP NHÂN?

PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ PHÁP NHÂN?

Pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam là tổ chức có tư cách pháp lý độc lập tham gia các hoạt động pháp lý. Một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Bài viết sau đây của HTC Việt Nam xin gửi đến quý khách hàng nội dung tư vấn chuyên sâu các quy định của pháp luật về pháp nhân.

​QUY ĐỊNH VÊ TÀI SẢN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ

​QUY ĐỊNH VÊ TÀI SẢN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Tài sản là một trong những vấn đề trung tâm, cốt lõi của các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Tài sản trên thực tế tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, việc phân loại và đưa ra một khái niệm bao trùm được tất cả các tài sản trên thực tế là một vấn đề hết sức cần thiết. Bài viết dưới đây của HTC Việt Nam xin cung cấp đến quý khách hàng nội dung tư vấn các quy định của pháp luật về tài sản như sau:



Gọi ngay

Zalo