Cần lưu ý gì về hiệu lực của giao dịch dân sự?
Cần lưu ý gì về hiệu lực của giao dịch dân sự?
Giao dịch dân sự là phương tiện hữu hiệu để thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Những vấn đề liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự luôn là nội dung then chốt của giao dịch dân sự. Vậy giao dịch dân sự như thế nào mới phát sinh hiệu lực, người tham gia giao dịch dân sự cần lưu ý những gì, hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Giao dịch dân sự là gì?
Giao dịch dân sự là các giao dịch phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên, các bên có quyền tự do thỏa thuận về các giao dịch phục vụ cho mục đích, nhu cầu của cá nhân, tổ chức mình. Trong thực tế đời sống pháp luật; có nhiều giao dịch dân sự được xác lập nhưng có thể sẽ bị tuyên bố là vô hiệu; hoặc sẽ vô hiệu và sẽ để lại những hậu quả pháp lý nhất định.
2. Hình thức của một giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
3. Trường hợp giao dịch dân sự có điều kiện
Thứ nhất: Chủ thể tham gia giao dịch có năng lực pháp luật dân sự dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
Cá nhân là những người có năng lực hành vi mới có ý chí và nhận thức được hành vi để tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự, đồng thời tự chịu trách nhiệm trong giao dịch dân sự đó.
Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia vào giao dịch dân sự thông qua người đại diện của họ. Các quyền, nghĩa vụ do người đại diện xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi nhiệm vụ của chủ thể đó được điều lệ hoặc pháp luật quy định. Tuy nhiên pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác chỉ tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thứ hai: Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Vì vậy hai yếu tố này phải thống nhất với nhau. Sự tự nguyện của một bên (hành vi pháp lý đơn phương) hoặc sự tự nguyện của các bên trong một quan hệ dân sự (hợp đồng) là một trong các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 BLDS 2015. Vì vậy, giao dịch dân sự thiếu sự tự nguyện không làm phát sinh hậu quả pháp lí. Bộ luật dân sự cũng quy định một số trường hợp giao dịch dân sự xác lập không có sự tự nguyện sẽ bị vô hiệu.
Thứ ba: Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy định không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Những giao dịch xác lập nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội là những giao dịch dân sự có mục đích và nội dung không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự đó.
Thứ tư: Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của luật.
Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Người xác lập giao dịch dân sự có quyền lựa chọn hình thức của giao dịch dân sự đó. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì pháp luật mới có yêu cầu về hình thức buộc các chủ thể phải tuân thủ theo.
4. Các trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu
Giao dịch dân sự vô hiệu là những giao dịch dân sự không đáp ứng đủ các điều kiện của một giao dịch dân sự có hiệu lực. Cụ thể các trường hợp sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
Ngoài ra, còn có thể phân loại các giao dịch dân sự vô hiệu thành giao dịch dân sự vô hiệu từng phần và giao dịch dân sự vô hiệu toàn phần. Đối với giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.
5. Lợi ích khi được Luật sư tư vấn về hiệu lực của giao dịch dân sự
Luật sư là người hiểu rõ pháp luật dân sự, có kinh nghiệm tư vấn và giải quyết các vụ việc liên quan đến giao dịch dân sự. Vì vậy, luật sư đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng khi tham vấn về hiệu lực giao dịch dân sự, tránh những tranh chấp có thể, giải quyết mọi vấn đề liên quan.
Dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự tại Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn các vấn đề liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự cho khách hàng như sau:
- Tư vấn điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự;
- Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước;
- Tư vấn soạn thảo, rà soát lại các văn bản liên quan đến giao dịch dân sự;
- Tư vấn các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu;
- Tư vấn về hình thức của giao dịch dân sự;
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm - hiệu quả - uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng, dịch vụ cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, cụ thể như sau:
- Đảm bảo thực hiện các công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của Luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Thúy Hiền/187; Ngày viết: 09/3/2022)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
-----------------------------------------------------------------
Bài viết liên quan:
- Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực.
- Hợp đồng bị vô hiệu thì xử lý như thế nào?
- Phân biệt hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương