Thương hiệu, thiết kế, bằng sáng chế, bản quyền hoặc bí quyết: sở hữu trí tuệ (IP) là một yếu tố quan trọng cho thành công thương mại lâu dài. Do đó, việc bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn là điều vô cùng cần thiết. Những ý tưởng sáng tạo và sản phẩm thành công cũng có thể bị làm giả, vi phạm bản quyền và trộm cắp. Bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn trong các thị trường cạnh tranh cần đến sự hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ.
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn Luật Sở hữu Trí tuệ đáng tin cậy và có kinh nghiệm nhất chuyên về toàn bộ các dịch vụ Sở hữu Trí tuệ, giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Luật sở hữu trí tuệ liên quan đến các quy tắc để đảm bảo và thực thi các quyền hợp pháp đối với các phát minh, thiết kế và các tác phẩm nghệ thuật. Giống như Luật dân sự đều có các quy định để bảo vệ tài sản, bất động sản. Do đó, nó cũng bảo vệ quyền kiểm soát độc quyền đối với tài sản vô hình – trí tuệ của mỗi người. Mục đích của luật này là để khuyến khích mọi người phát triển các tác phẩm sáng tạo có lợi cho xã hội, bằng cách đảm bảo họ có thể thu lợi từ các tác phẩm của mình mà không sợ người khác chiếm dụng.
Tại Việt Nam, theo điều 1 và điều 2 của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 thì “Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.”
Cũng tại điều 2, “Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Đối với nhiều doanh nghiệp, tài sản trí tuệ có ý nghĩa nhiều hơn là một ý tưởng hoặc một khái niệm - nó là các tài sản kinh doanh thực sự có thể không thể thiếu đối với các dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp và liên quan trực tiếp đến khả năng tồn tại lâu dài.
Sở hữu trí tuệ có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng,… Khi những ý tưởng sáng tạo này được sử dụng mà không được phép thì nó đã làm doanh nghiệp của bạn phải chịu thiệt hại. Thời đại công nghệ mới đem lại nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng với chi phí khá thấp - nhưng điều này cũng làm tăng cơ hội trộm cắp tài sản trí tuệ. Các ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo của công ty, cá nhân có nguy cơ bị họ xâm phạm, ngay cả khi họ đã ở bên kia thế giới. Điều này khiến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ là cách tốt nhất để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh hoặc bất kỳ ai khác sử dụng ý tưởng của bạn cho lợi nhuận của riêng họ mà không có sự đồng ý của bạn.
Với cách tiếp cận chuyên sâu và giàu kinh nghiệm về luật sở hữu trí tuệ, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ toàn diện nhất.
HTC Việt Nam có một đội ngũ luật sư dày dạn kinh nghiệm với kinh nghiệm lâu năm trong tất cả các lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả và quyền sở hữu. Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của bạn được quản lý và bảo vệ trên toàn thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng thống nhất, HTC Việt Nam cam kết đem đến cho bạn những tư vấn luật sở hữu trí tuệ chính xác và hiệu quả nhất.
Tình trạng buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên nhiều người, đặc biệt là chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn chưa nắm rõ hết xâm phạm nhãn hiệu là gì và pháp luật quy định như thế nào về xâm phạm nhãn hiệu. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cung cấp tới quy khách hành quy định của pháp luật về các hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu.
Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tuy nhiên, nhiều người hay nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi những phân tích để phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu tập thể trên một số tiêu chí cơ bản.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý được xem là một hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị cho hàng việt nam. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân/tổ chức có thể thực hiện việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý dễ dàng, pháp luật đã có những quy định cụ thể. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến quý vị các thủ tục để đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (một phần của quyền sở hữu trí tuệ). Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Quyền tác giả là một trong những quyền của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Nhà nước đã thể hiện sự bảo hộ của mình về quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm bằng việc cấp cho tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Tuy nhiên có những trường hợp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị rách nát, bị mất thì phải làm như thế nào?
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Trên thực tế, quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân thường xuyên bị xâm phạm bởi các chủ thể khác. Vậy, các doanh nghiệp cần biết các biện pháp nào để xử lý khi có hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (SHCN), hãy cùng công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Tra cứu bản quyền tác giả là việc đánh giá khả năng bảo hộ của tác phẩm, việc này giúp đánh giá được tác phẩm có trùng hoặc tương tự với tác phẩm khác hay không để đảm bảo khả năng bảo hộ cao nhất cho tác phẩm. Vậy, tra cứu thông tin như thế nào là chuẩn quy trình và đảm bảo khả năng thành công cao? Bài viết này công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn cho bạn cách tra cứu thông tin để đăng ký bản quyền tác giả.
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc làm vô cùng thiết thực nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cua các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Văn bằng bảo hộ chính là chứng cứ, tài liệu quan trọng thể hiện tính hợp pháp của việc đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, vì một vài lí do, văn bằng đó không còn sử dụng được, vậy muốn cấp lại văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cần lưu ý những gì? Bài viết này, công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn giúp bạn về việc cấp lại văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp.
Nhãn hiệu đóng vai rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp định vị sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí khách hàng cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, nhãn hiệu rất dễ bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh. Để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng xấu chủ sở hữu cần tiến hành đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu. Vậy, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước sẽ như thế nào, cùng công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh, hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Văn bằng bảo hộ gồm nhiều loại khác nhau, như: bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, bằng bảo hộ giống cây trồng.
Quyền sở hữu trí tuệ là kết quả của quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, công sức, tiền bạc của cá nhân, tổ chức. Vì vậy, thông qua văn bằng bảo hộ việc bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản phẩm, ngành nghề kinh doanh. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích về nội dung và hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng xảy ra ngày càng nhiều hơn. Tranh chấp sở hữu trí tuệ là một loại tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp thương mại cụ thể, bởi vậy việc giải quyết loại tranh chấp này dựa trên cơ sở nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định chung trong Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, đây là loại tranh chấp đặc thù xuất phát từ tính chất vô hình của các đối tượng sở hữu trí tuệ; hơn nữa đây lại là loại tranh chấp còn tương đối mới mẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn các vấn đề pháp lý về trình tự, thủ tục khởi kiện liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan.
Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu. Tuy nhiên không phải tất cả các quyền nhân thân và tài sản của quyền tác giả và quyền liên quan đều được phép chuyển nhượng.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được tiến hành như sau theo quy định của Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và Nghị định 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả như sau:
Trang 23/25