HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
Trong thị trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp luôn phải đầu tư cải thiện kiểu dáng các sản phẩm của họ để tạo ra các sản phẩm mới với các kiểu dáng thu hút, tính năng vượt trội, giúp doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Và việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, rõ nhất chính là giúp doanh nghiệp được đảm bảo sự độc quyền của mình đối với sản phẩm được bảo hộ, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi sản phẩm được bảo hộ của họ bị làm nhái, sao chép…
Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Cục sở hữu trí tuệ tiến hành nhằm thừa nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký kiểu dáng công
nghiệp:
+ Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
+ Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:
Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn
(kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký kiểu dáng công
nghiệp tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là
chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần
quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
- Để được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đối tượng đăng ký phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Có tính mới;
+ Có tính sáng tạo;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Thành phần:
+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
+ Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);
+ Bản mô tả (01 bộ);
+ Các tài liệu có liên quan;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
- Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung: 06 tháng từ ngày công bố đơn
Nộp đơn đăng ký sáng chế tại:
Cơ quan duy nhất tại Việt nam tiếp nhận hồ sơ đăng ý sáng chế, xem xét hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ sáng chế là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đã Nẵng.
Đối với các tổ chức/cá nhân/công ty nước ngoài và không có văn phòng đại diện tại Việt Nam, khi tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế bắt buộc phải ủy quyền cho Tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký.
Quy trình thực hiện thủ tục
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ có đầy đủ các thành phần như nêu trên. Sau khi hoàn thành hồ sơ, tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ chuyên viên thuộc Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành kiểm tra việc tính pháp lý về mặt hình thức của hồ sơ. Việc kiểm tra sẽ đưa ra hai kết quả:
- Đối với các hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu sẽ ra thông báo chấp nhận đơn cho tổ chức, cá nhân đã nộp đơn
- Đối với các hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn
Những hồ sơ hợp lệ đã được cấp thông báo chấp thuận sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Sau khi hồ sơ được chấp thuận hợp lệ về mặt hình thức, đối tượng trong hồ sơ đăng ký sẽ được thẩm định về mặt nội dung. Để thẩm định về mặt nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành các công việc đó là: đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo ba điều kiện bảo hộ đã nêu trên (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Kết quả của công việc thực hiện thẩm định nội dung như sau:
- Đối với những đối tượng trong hồ sơ không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết đinh từ chối cấp văn bản bảo hộ;
- Đối với những đối tượng trong hồ sơ đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ, tổ chức, cá nhân nộp đơn đã hoàn thành nghĩa vụ nộp phí lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Sau khi có quyết định, kiểu dáng công nghiệp sẽ được ghi nhận vào Sở đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
NTĐ
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn