Việc làm rõ tư cách của người tham gia tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng xác định chính xác quyền và nghĩa vụ của mình.
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung, được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án tiếp tục đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định nào đó sau khi chấp hành hình phạt tù hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Trục xuất là một trong những hình phạt được quy định trong pháp luật hình sự. Tuy nhiên, hình phạt này vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung được áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.
Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự sẽ cần thiết khi bạn muốn đề nghị cơ quan chức năng tiến hành xem xét, xác minh tin tố giác và khởi tố một vụ án hình sự đối với một cá nhân, tổ chức mong được pháp luật xem xét và trả lại quyền lợi cho người bị hại. Sau khi nhận đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiêm sát) sẽ xem xét xác minh, điều tra để khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại nhằm thực hiện các quyền lợi pháp luật cần thiết đối với công dân nếu đủ cơ sở.
Việc quy định hình phạt tù chung thân trong hệ thống hình phạt của Nhà nước ta tạo ra khả năng phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt đối với các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Cảnh cáo là loại hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt chính, không có khả năng đưa lại những hạn chế pháp lý liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích thiết thân về thể chất và tài sản… của người bị kết án. Tuy vậy, với tư cách là khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, cảnh cáo gây ra cho họ những tổn hại nhất định về mặt tinh thần. Người bị hình phạt cảnh cáo đã phải chịu sự lên án của Nhà nước về hành vi phạm tội của mình.
Kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm hình sự chưa có hiệu lực pháp luật được thực hiện một cách hợp pháp là sự kiện pháp lý làm phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm.
Tội che giấu tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn bình thường của hoạt động tư pháp, gây cản trở công tác điều tra khám phá, xử lý tội phạm, đồng thời còn gây thiệt hại cho ổn định xã hội.
Khi phát sinh một vụ việc vi phạm hợp đồng thì vấn đề mâu thuẫn và tranh chấp là không thể tránh khỏi, vấn đề là ở chỗ xử lý như thế nào có lợi nhất cho các bên hoặc cho bản thân mình bằng các biện pháp thích hợp, phù hợp với pháp luật.
Tước một số quyền công dân cũng là một hình phạt mang tính bổ sung nhưng đối tượng áp dụng hình phạt này là chỉ áp dụng đối với những công dân Việt Nam, người có quốc tịch Việt Nam.
Khi quyết định hình phạt, trên cơ sở pháp luật thì Tòa án nhân dân căn cứ vào cấu thành tội phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Điều này nhằm đảm bảo thực tiễn áp dụng và bảo vệ công bằng xã hội.
Miễn chấp hành hình phạt là chế định thể hiện quan điểm nhân đạo, chủ trương khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội của Đảng và Nhà nước ta. Là một trong những chế định quan trọng, chế định miễn chấp hành hình phạt có liên quan mật thiết và chặt chẽ đến chế định hình phạt và nhiều chế định khác trong Luật hình sự.
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Trong các hình phạt, thì hình thức hình phạt này nhẹ hơn hình phạt tù, nhưng nặng hơn hình phạt tiền và cảnh cáo.
Quyền con người và bảo đảm quyền con người luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, vấn đề bảo vệ quyền cơ bản của các đối tượng yếu thế là người bị buộc tội, trao cho họ những quyền năng nhất định để họ có thể tự bảo vệ mình và nhận được sự phán xét công minh từ phía nhà nước, trong những quyền ấy quy định về “quyền im lặng “của người bị buộc tội luôn là vấn đề được quan tâm chú ý.
Đình chỉ điều tra là một giải pháp có ý nghĩa chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, giúp hạn chế những sai sót trong quá trình nhận thức, đánh giá những tình tiết khách quan về vụ việc xảy ra mang dấu hiệu hình sự. Về mặt pháp lý, quy định đình chỉ còn là mốc thời gian xác lập một trong những giới hạn cần thiết của quá trình điều tra, truy tố. Đến một thời điểm nào đó đối với một số vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng không thể điều tra, làm rõ được hành vi, sự kiện phạm tội thì biện pháp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án là giải pháp chấm dứt mọi hoạt động điều tra, truy tố, giải quyết đối với vụ án đó.
Trang 20/22