Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NHƯ THẾ NÀO MỚI CẤU THÀNH TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI

Một thực trạng đáng báo động hiện nay là con người có thể vì một vài mâu thuẫn nhỏ cũng có thể đe dọa giết người, đặc biệt là đối tượng các nhóm “đòi nợ thuê” thường xuyên dùng hành động, thủ đoạn kinh hoàng để đe dọa con nợ, cao nhất là đe dọa giết người. Bộ luật Hình sự có quy định tội đe dọa giết người, nhưng không phải mọi hành vi đe dọa tổn hại đến tính mạng người khác đều bị coi là tội phạm. Vậy hành vi đe dọa giết người như thế nào mới cấu thành tội phạm?

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

II. Nội dung tư vấn

1. Dấu hiệu pháp lý của tội đe dọa giết người

Tội đe dọa giết người được quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể là người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.

Các dấu hiệu cấu thành tội đe dọa giết người gồm:

- Về mặt khách thể: hành vi phạm tội xâm phạm vào quyền được sống của cá nhân được pháp luật bảo hộ.

- Mặt khách quan: Là những hành vi của một người bằng lời nói, hành động hoặc những thủ đoạn nào đó làm cho người khác lo sợ rằng mình sẽ bị giết. Các thủ đoạn có thể là bằng lời nói trực tiếp hay qua điện thoại, gửi thư đe dọa. Việc đe dọa này phải có thật, gây ra tâm lý bất an, lo sợ cho đối tượng bị đe dọa, khiến cho họ có căn cứ tin rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Trạng thái bất an, lo sợ của người bị đe dọa có thể được đánh giá dựa trên các tình tiết:

+ Nội dung và hình thưc đe dọa

+ Thời gian, địa điểm, tần suất và hoàn cảnh cụ thể khi xảy ra hành vi đe dọa

+ Thái độ và xử sự của người bị đe dọa sau khi họ bị đe dọa.

- Về chủ thể: Chủ thể của hành vi phạm tội phải là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên. Bên cạnh đó còn cần căn cứ vào các đặc điểm nhân thân của người đe dọa.

- Mặt chủ quan: người phạm tội phải có lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là gây lo sợ cho nạn nhân chứ không có ý định giết ngời.

2. Hình phạt áp dụng đối với tội đe dọa giết người

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015:

- Loại hình phạt và khung hình phạt cơ bản áp dụng với người phạm tội đe dọa giết người là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc tù có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

- Khung hình phạt tăng nặng của tội đe dọa giết người là tù có thời hạn từ 02 năm đến 07 năm khi có các tình tiết:

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với người đang thi hành công cụ hoặc vì lý do công cụ của nạn nhân;

+ Đối với người dưới 16 tuổi;

+ Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về cấu thành tội phạm của tội đe dọa giết người. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Ngát)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết liên quan:

Tư vấn về tội giết người theo quy định của pháp luật hiện hành



Gọi ngay

Zalo