Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

LÀM GÌ KHI BỊ NGƯỜI KHÁC XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM

Danh dự, nhân phẩm của con người là những giá trị nhân thân gắn với một con người và được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xúc phạm danh dự,nhân phẩm người khác đều là vi phạm pháp luật. Vậy làm gì khi bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành và giải quyết thắc mắc trên của bạn qua bài viết sau:

I. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật Hình sự 2015;

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình.

II. Nội dung tư vấn

1. Thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Hiện nay pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Tuy nhiên có thể hiểu xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác. Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Mức độ xử phạt

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 NĐ 167/2013 như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Như vậy nếu có các hành vi như trên xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi có hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.( Điểm a Khoản 3 Điều 64 NĐ 174/2013).

Chế tài dân sự: Người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác nếu gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần thì sẽ phải bồi thường theo quy định tại Khoản 2, Điều 592 BLDS 2015: “ Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”

Chế tài hình sự: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, theo mức độ vi phạm của hành vi mà hành vi này có thể cấu thành thành 2 tội danh đó là: tội làm nhục người khác và tội vu khống

- Tội làm nhục người khác:

Nếu hành vi có đủ những yếu tố sau và thuộc trường hợp quy định tại Điều 155 BLHS thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác:

Hành vi: Người phạm tội có hành vi có tính chất xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác như có những lời nói sỉ nhục, miệt thị hạ thấp danh dự, xúc phạm nhân phẩm như chửi bới bằng những câu tục tĩu, nhạo báng,…. Hoặc có hành vi có tính chất bỉ ổi như nhổ nước bọt vào mặt,… Những hành vi này có thể được thực hiện công khai trước mặt người bị xúc phạm hoặc có thể qua người khác để đến người này.

Như vậy nếu có các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 155 BLHS thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.

- Tội vu khống:

Nếu trường hợp có hành vi:

+ Hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác. Ví dụ như đưa ra thông tin người khác có hành vi thiếu đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù người đó không có hành vi này. Có thể đưa các thông tin này qua truyền miệng hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Trường hợp này người phạm tội tuy không đưa ra những thông tin không đúng sự thật xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng đã có hành vi loan truyền những thông tin này mà người khác đã đưa ra đến người tiếp theo bằng những hình thức như truyền miệng,…

+ Hành vi bịa đặt là họ phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước.

Nếu có những hành vi nêu trên sẽ bị truy tố về tội vu khống theo Điều 156 BLHS sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm theo mức độ vi phạm.

Như vậy với những tư vấn trên thì khi bị người khác xúc phạm danh dư, nhân phẩm thì bạn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án để giải quyết.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

( Lê Thảo Ly )

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Hình phạt nào cho việc cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác theo quy định BLHS 2015



Gọi ngay

Zalo