HẬU QUẢ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU
HẬU QUẢ PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU
Hợp đồng vô hiệu là một vấn đề pháp quan trọng trong hợp đồng dân sự. Khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu, hậu quả pháp lý của nó sẽ ảnh hưởng đến các bên tham gia hợp đồng. Vậy khi hợp đồng vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của các bên thay đổi như thế nào? Có sự kiện pháp lý nào phát sinh hay không?
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015.
2. Hợp đồng dân sự vô hiệu khi nào?
Hợp đồng dân sự vô hiệu là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Theo quy định tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu:
- Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội
- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo
- Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn
- Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
- Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
- Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.
3. Hậu quả pháp lý khi hợp đồng dân sự vô hiệu
- Thứ nhất, về quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết hợp đồng. Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập. Trong trường hợp một hoặc các bên đang thực hiện thì sẽ phải dừng lại, không tiếp tục thực hiện hợp đồng.
- Thứ hai, phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Thứ ba, Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Với quy định của Bộ luật dân sự 2015, việc hoàn trả hoa lợi, lợi tức hay không phụ thuộc vào sự ngay tình hay không ngay tình của bên nhận tài sản cũng như các quy định về hoàn trả tài sản do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
- Thứ tư, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, nếu các bên có yêu cầu giải quyết bồi thường thì Tòa án có trách nhiệm xác định thiệt hại. Về nguyên tắc, một bên chỉ phải bồi thường cho bên kia khi có thiệt hại xảy ra, không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường. Về nguyên tắc, người có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên thực tế, có thể tồn tại lỗi của một bên hoặc lỗi của hai bên. Trong trường hợp tồn tại lỗi của hai bên làm cho giao dịch dân sự vô hiệu thì phải xác định mức độ lỗi của các bên để thấy được thiệt hại cụ thể để quy trách nhiệm bồi thường tương ứng theo lỗi của mỗi bên.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về hậu quả pháp lý hợp đồng dân sư vô hiệu. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
(Linh)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Bài viết liên quan:
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu