Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Một số lưu ý khi xử lý kỷ luật lao động mà doanh nghiệp cần biết

Trong hoạt động kinh doanh, xử lý kỷ luật lao động là một trong những cách thức hiệu quả để đảm bảo duy trì nề nếp, trật tự của một tập thể, giúp hoạt động trong doanh nghiệp năng suất và có hiệu quả hơn. Pháp luật cho phép người sử dụng lao động được thực hiện quyền này. Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể tùy ý thực hiện mà cần lưu ý những vấn đề sau đây:

1. Các hình thức kỷ luật lao động

Khi người lao động có các hành vi vi phạm trong nội quy lao động, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật sau:

- Khiển trách

- Kéo dài thời hạn nâng lương (không quá 6 tháng)

- Cách chức

- Sa thải: người sử dụng chỉ được áp dụng hình thức nặng nhất này khi người lao động có một trong các hành vi được quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2019 như:

+ Hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy nơi làm việc

+ Tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghê; đe dọa hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về lợi ích, tài sản của doanh nghiệp; quấy rối tình dục tại nơi làm việc

+ Tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật dù đã bị xử lý kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức trước đó

+ Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ theo quy định tại BLLĐ 2019 về nguyên tắc xử lý kỷ luật, doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau khi xử lý kỷ luật:

- Một hành vi vi phạm không được chỉ được áp dụng một hình thức thức xử lý kỉ luật

- Nếu một người có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật thì áp dụng hình thức kỉ luật đối với hành vi vi phạm nặng nhất

- Không xử lý kỷ luật với một số trường hợp đặc biệt như: Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm tại khoản 1,2 điều 125 Bộ luật Lao động 2019; Lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; Người mắc bệnh tâm thần hoặc mất khả năng nhận thức, điều chỉnh hành vi.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý kỷ luật lao động

Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:

- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động;

- Phạt nộp tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;

- Thay việc xử lý kỷ luật lao động bằng việc cắt lương;

- Xử lý hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

So với quy định hiện hành tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2012, quy định mới đã làm rõ thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình xử lý kỷ luật lao động như:

- Cấm xâm phạm danh dự, tính mạng, uy tín của người lao động;

- Cấm xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Có thể thấy, Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm nhiều quy định nhằm bảo vệ hơn về mặt nhân thân và lợi ích hợp pháp cho người lao động.

4. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; Trừ trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

Lưu ý: Khi hết thời gian quy định tại Khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

5. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ khoản 6 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Dẫn chiếu Điều 70 Nghị định 145/2020 NĐ-CP, doanh nghiệp cần lưu ý 6 bước xử lý kỷ luật người lao động:

Bước 1: Lập biên bản vi phạm

Tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, khi doanh nghiệp phát, doanh nghiệp tiến hành lập biên bản vi phạm đối với người lao động.

Bước 2: Thông báo đến tổ chức đại diện, người đại diện của người lao động

Sau khi có biên bản, doanh nghiệp thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên hoặc người đại diện theo pháp luật nếu người đó chưa đủ 15 tuổi.

Bước 3: Thu thập chứng cứ chứng minh lỗi (nếu có)

Trường hợp phát hiện hành vi sau thời điểm hành vi đó đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ. Nếu vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp hoặc xét thấy việc người đó tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh thì doanh nghiệp có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động.

(Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên).

Bước 4: Thông báo thông tin về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

- Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp, doanh nghiệp thông báo các thông tin về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp (quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019), bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp, bao gồm:

+ Nội dung, thời gian, địa điểm

+ Họ tên người bị xử lý;

+ Hành vi vi phạm bị xử lý.

- Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động.

Nếu một trong các thành phần phải tham dự không thể tham gia họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì doanh nghiệp quyết định thời gian, địa điểm họp.

Bước 5: Họp xử lý kỷ luật lao động

Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như đã thông báo.

Trường hợp một trong các thành phần không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì doanh nghiệp vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Lưu ý: Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp.

Trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

Bước 6: Ban hành quyết định

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý và gửi đến các thành phần phải tham dự.

5. Xử lý vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm quy định kỷ luật lao động

Trường hợp doanh nghiệp vi phạm nguyên tắc, thủ tục pháp lý nêu trên, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Doanh nghiệp không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm, trừ trường hợp hai bên không thỏa thuận được… sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp khi có một trong các hành vi sau đây: Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định; áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Đinh Thị Huyền; Ngày viết: 03/01/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn/; https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan

- Thủ tục xử lý kỷ luật lao động mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành

- Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

- Luật sư tư vấn nội bộ doanh nghiệp

- Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp



Gọi ngay

Zalo