Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Những lợi ích khi tham vấn Luật sư việc bảo hộ giống cây trồng đối với phát triển nông nghiệp

NHỮNG LỢI ÍCH KHI THAM VẤN LUẬT SƯ VIỆC BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Hiện nay, Việt Nam đang phát triển ngành trồng trọt theo hướng hiện đại, bền vững. Do đó, việc nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng mới giúp nâng cao năng suất, sản lượng và gia tăng hiệu quả kinh tế luôn được chú trọng. Tuy nhiên, việc ra đời những giống cây trồng mới cũng đặt ra không ít thách thức trong việc bảo hộ cũng như thực thi pháp luật về bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam.

1. Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

Theo khái niệm được đưa ra tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, giống cây trồng là một tài sản trí tuệ.

Theo Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 64 Điều 1 Luật Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), điều kiện để giống cây trồng được bảo hộ là:

+ Giống cây trồng được bảo hộ phải là giống được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển;

+ Giống cây trồng đó có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định;

+ Giống cây trồng đó có tên phù hợp.

NHỮNG LỢI ÍCH KHI THAM VẤN LUẬT SƯ VIỆC BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng

+ Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

+ Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS);

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

+ Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9cm x 15cm thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký;

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí;

+ Các tài liệu khác bổ trợ cho đơn.

3. Trình tự, tủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Bước 1: Cục trồng trọt tiếp nhận hồ sơ

Bước 2: Cục trồng trọt trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ

- Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả

Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký bảo hộ gồm: tính mới, tên giống, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày ký, Quyết định cấp bằng bảo hộ phải công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo dự định từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và gửi cho người đăng ký có nêu rõ lý do. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng thì xử lý theo quy định tại Điều 184 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Những lợi ích khi tham vấn Luật sư việc bảo hộ giống cây trồng đối với phát triển nông nghiệp

Việc đăng ký bảo hộ giống cây trồng đối với phát triển nông nghiệp là loại thủ tục phức tạp vì liên quan và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau, do đó kiểm sát việc đăng ký hồ sơ gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Do đó, nếu không có kiến thức pháp lý đủ rộng thì việc đăng ký sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc mới luật sư tư vấn và hỗ trợ đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi:

- Luật sư là người hiểu rõ những quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng như là trình tự, thủ tục đăng ký hồ sơ đối với giống cây trồng

- Luật sư có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm nên có thể đại diện bạn chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ phục vụ quá trình đăng ký bảo hộ

- Thay mặt bạn làm việc với cơ quan nhà nước

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết Phạm Thị Minh Hằng/262, Ngày viết 11/6/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

----------------------------------------------------------------------------

Các bài viết liên quan:

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

Tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp



Gọi ngay

Zalo