Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Những mới nổi bật trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.

Những mới nổi bật trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 10 thông qua vào ngày 13/11/2020 (Luật số 69/2020/QH14). Luật mới gồm 08 Chương và 74 Điều và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Bài viết này của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp các bạn hiểu thêm về những điểm mới nổi bật của Luật này.

Những mới nổi bật trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.

1. Bổ sung thêm hình thức người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

So với luật cũ thì Khoản 1 Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 đã bổ sung thêm hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký hợp đồng với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế, cụ thể như sau:

“Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.”

Trong đó, đây là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan thuộc Chính thủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Bổ sung các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 thì người lao động có những quyền như: Quyền được cung cấp thông tin; Quyền được tư vấn và hỗ trợ; Quyền lợi về tài chính và bảo hiểm; Quyền được bảo vệ quyền lợi; Quyền chấm dứt hợp đồng; Chính sách về hỗ trợ Bảo hiểm xã hội và thuế; Quyền khiếu nại và tố cáo; Được tư vấn và hỗ trợ sau khi về nước.

Ngoài ra, Khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 cũng quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động, cụ thể là: Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật; Giữ gìn văn hóa; Hoàn thành khóa học; Nộp tiền dịch vụ và ký quỹ; Làm việc đúng nơi quy định; Bồi thường thiệt hại; Về nước đúng thời hạn; Nộp thuế và bảo hiểm; Đóng góp vào quỹ hỗ trợ.

3. Bổ sungcác hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

So với quy định tại Luật số 72/2006/QH11, Điều 7 Luật Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 đã bổ sung thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó chủ yếu là các hành vi nghiêm trọng hơn liên quan đến lừa đảo, bóc lột, an toàn lao động, đạo đức cũng như quy định chi tiết hơn về các khu vực cấm và việc quản lý, cụ thể như: Lừa đảo, quảng cáo sai sự thật để dụ dỗ người lao động; Cưỡng bức lao động, phân biệt đối xử, hoặc xúc phạm danh dự của người lao động; Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác ngoài ký quỹ và bảo lãnh; Đưa người lao động làm việc ở các khu vực có rủi ro cao như chiến sự, nhiễm xạ, hoặc dịch bệnh nguy hiểm; Sử dụng Quỹ; Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng quy định.

4. Sửa đổi, bổ sung quy định về doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Khoản 2 Điều 8 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 đã bổ sung quy định “doanh nghiệp phải duy trì các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong suốt quá trình hoạt động”

Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được Luật mới điều chỉnh tại điểm a Khoản 1 Điều 10 như sau: Bổ sung quy định doanh nghiệp “Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định.”

Ngoài ra Điều 10 Luật này cũng sửa đổi quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Bổ sung quy định về nhân viên nghiệp vụ của doanh nghiệp; bỏ quy định về việc doanh nghiệp phải có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

5. Sửa đổi, bổ sung quy định về tuyển chọn, đào tạo lao động và chuẩn hóa nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài

Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 đã bổ sung quy định về chuẩn bị nguồn lao động, trong đó quy định cho phép doanh nghiệp dịch vụ được chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng doanh nghiệp lợi dụng quy định này để tuyển chọn, đào tạo tràn lan, gây thiệt hại cho người lao động và lãng phí cho xã hội, Luật mới năm 2020 đã bổ sung quy định về hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động tại khoản 2 Điều 18, cơ chế quản lý đối với hoạt động chuẩn bị nguồn tại khoản 3 Điều 18.

Ngoài ra điểm b Khoản 4 Điều 18 cũng đã bổ sung quyền của doanh nghiệp liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm để bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trong trường hợp cần thiết nhằm chuẩn bị nguồn lao động có chất lượng đi làm việc ở nước ngoài.

6. Sửa đổi khái niệm về tiền dịch vụ và các quy định liên quan đến tiền dịch vụ

Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 đã sửa đổi khái niệm về tiền dịch vụ và các quy định liên quan đến tiền dịch vụ để bảo đảm minh bạch và giảm thiểu chi phí cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Khoản 3 Điều 23 bổ sung quy định về tiền dịch vụ: "Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đã thu tiền dịch vụ từ người lao động cho toàn bộ thời gian làm việc thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà người lao động phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động số tiền dịch vụ và tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài" .

7. Sửa đổi, bổ sung các quy định đối với Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

Điều 66 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung các quy định đối với Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, cụ thể: Luật đã bổ sung quy định về “Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước” là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội nhằm hỗ trợ phát triển, ổn định và mở rộng thị trường; phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro đối với người lao động và doanh nghiệp; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Đồng thời Luật mới cũng đã bỏ quy định về nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong nguồn hình thành Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước

8. Một số điểm mới khác

Ngoài các điểm mới nêu trên, Luật cũng bổ sung thêm một số quy định liên quan đến việc ứng dụng công nghệ, số hóa thông tin về lao động di cư trong quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính thông qua phối hợp, liên thông giữa các cơ quan trong quản lý doanh nghiệp. Bổ sung quy định về điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với doanh nghiệp là phải có “trang thông tin điện tử” (điểm e khoản 1 Điều 10); nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc duy trì và thường xuyên cập nhật thông tin về Giấy phép, các điều kiện hoạt động (vốn, ký quỹ, người đại diện theo pháp luật, cơ sở vật chất, nhân viên nghiệp vụ, các đơn vị phụ thuộc được giao nhiệm vụ hoạt động...) trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và quy định “Thực hiện quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng mã số, tích hợp trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” (khoản 4 Điều 69).

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Hoàng Thanh Tùng; Ngày viết: 26/08/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: ho[email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

_____________________________________________

Các bài viết liên quan

Tư vấn đưa nlđ việt nam đi làm việc tại nước ngoài

Hợp đồng lao động với người nước ngoài cần chú ý những gì?

Tư vấn hợp đồng lao động

Những vấn đề cần lưu ý khi kí hợp đồng lao động

Tư vấn về lao động nước ngoài làm việc tại việt nam



Gọi ngay

Zalo