TƯ VẤN TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
TƯ VẤN TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Bồi thường thiệt hại là một biện pháp kinh tế thông dụng, được áp dụng với nhiều loại quan hệ xã hội nhằm mục đích bù đắp một khoản vật chất, tinh thần và sức khỏe cho chủ thể bị thiệt hại. Quá trình lao động có nhiều khi người lao động vô tình hay cố ý gây ra thiệt hại lao động cho người sử dụng lao động, khi đó nguy cơ xảy ra tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động phổ biến. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này?
I. Cơ sở pháp lý.
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
II. Nội dung tư vấn.
1. Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng lao động.
- Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì khôgn được trợ cấp thoi việc, phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lướng và phụ cấp lương (nếu có). Nếu người lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường sử dụng lao động một khoản tiền lương của mình cho những ngày không báo trước. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
- Đặc biệt, một trong những loại hợp đồng người lao động người lao động có nhiều vi phạm chính là hợp đồng đào tạo nghề. Khi người lao động vi phạm hợp đồng đào tạo nghề sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Vấn đề hiện đang gây ra nhiều tranh cãi là mức bồi thường chi phí đào tạo nghề là bao nhiêu.
+ Do vậy, trong trường hợp vi phạm, người lao động chỉ phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho người sử dụng lao động khi có hành vi phạm hợp đồng đào tạo nghè. Như vậy trong trường hợp vi phạm, người lao động chỉ phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại cho người sử dụng lao động số tiền tối đa bằng với mức mà người sử dụng lao động đã bỏ ra khi cử người lao động đi đào tạo.
Tuy vậy trong thực tế có nhiều trường hợp thỏa thuận đào tạo nghề được người sử dụng lao động và người lao động ký kết như một thỏa thuận dân sự khác và độc lập với hợp đồnglao động. Khi đó ý chí và sự thỏa thuận của hai bên phải được tôn trọng vàv có giá trị cao. Dù vậy trong hơp đồng đào tạo nghề có quy định người lao động phải bồi thường cao hơn chi phí đào tạo thực tế mà người sử dụng lao động đã bỏ ra thì do cả hai bên đã nất trí ký kết cùng nhau nên người lao động vẫn phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận.
2. Giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp người lao động vi phạm cam kết hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bòi thường thiệt hại. Nên để bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, người sử dụng lao động có thể tham gia thỏa thỏa thuận và yêu cầu người lao động bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định pháp luật. Nếu không thỏa thuận được, người sử dụng lao động có thể khởi kiện lên Tòa án yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, trước khi khởi kiện thì buộc tranh chấp phải thông qua hòa giải theo quy định Bộ luật lao động năm 2012.
Bước 1: Thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
- Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành .
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa gảii không thành phải được gửi cho bên tranh chấp trong thòi hạ 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
Bước 2: Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật lao dộng năm 2012 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân cần lưu ý:
- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm (trong trường hợp này là người sử dụng lao động).
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho quyền và lượi ích hợp pháp của mình bị vi phạm (trong trường hợp này là người sử dụng lao động).
Sau đó, nếu hòa giải thành mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đúng người sử dụng lao động có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tranh chấp bồi thường thiệt hại một cách bao quát, giúp người sử dụng lao động xử lý nhanh chóng và có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách dễ dàng. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết, Công ty Luật HTC Việt Nam luôn đồng hành cùng bạn./.
(Hồng)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
- Tư vấn về người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân;
- Tư vấn về thực hiện hợp đồng lao động;
- Khi nào người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dugnj lao động.