Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp , trình độ chuyên môn cao. HTC VIỆT NAM chắc chắn sẽ làm quí khách hài lòng với các dịch vụ tư vấn luật hôn nhân gia đình. Liên hệ 0989 386 729 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các con vị thành niên là nghĩa vụ đương nhiên của cha mẹ. Về tính chất pháp lý, nghĩa vụ (quyền) này của cha mẹ đối với con mình là tuyệt đối. Tính chất tuyệt đối này vừa thể hiện quyền của cha mẹ nuôi dạy con mình là đương nhiên “ưu tiên” so với các chủ thể khác, vừa xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm của cha mẹ đối với mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể cha mẹ không thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy con, vì người cha, người mẹ đó có ảnh hưởng không tốt đến con cái.
Hôn nhân đôi khi không phải chỉ là việc của hai người mà nó còn ảnh hưởng đến quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình khi mọi người cùng chung sống dưới một mái nhà. Vậy pháp luật quy định về vấn đề quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào?
Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tỷ lệ các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày một cao, đặt ra một vấn đề lớn trong xã hội. Trước đây, một số cặp vợ chồng có thể sẽ tìm người đẻ thuê hoặc nhận con nuôi. Tuy nhiên, với khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại đã giúp các cặp vợ chồng không thể sinh con vẫn có được đứa con mang huyết thống của cả hai người, đó chính là trường hợp mang thai hộ.
Hiện nay, tỉ lệ các cặp vợ chồng vô sinh ngày càng cao. Ở nước ta, hàng triệu cặp vợ chồng có nhu cầu sinh con vẫn chưa thực hiện được ước mơ của mình. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời, đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm dường như đã mang lại ánh sáng cho họ. Tuy nhiên, khác với các trường hơp sinh con thông thường, việc xác định quan hệ giữa cha mẹ và con khi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang những nát đăc trưng riêng. Vậy vấn đề xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sẽ được giải quyết như thế nào?
Trong cuộc sống, có rất nhiều lý do khiến các cặp vợ chồng không thể tiếp tục chung sống và có nhu cầu về một cuộc sống mới. Li hôn dường như là giải pháp tốt nhất cho cả hai. Tuy nhiên, không phải lúc nào cả hai bên cũng sẵn sàng từ bỏ cuộc sống hôn nhân hiện tại, do đó, bên có nhu cầu li hôn buộc phải đơn phương yêu cầu li hôn.
Thông thường, các cặp vợ chồng sẽ không chú trọng đến vấn đề tài sản chung, tài sản riêng. Tuy nhiên, một khi hôn nhân không thuận lợi hay để hạn chế rủi ro khi một trong hai bên muốn kinh doanh, vấn đề chia tài sản để đầu tư và duy trì cuộc sống gia đình sẽ là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Đa phần trong cuộc sống hôn nhân bình thường, các cặp vợ chồng sẽ không chú trọng đến vấn đề tài sản chung, tài sản riêng. Tuy nhiên, một khi hôn nhân không thuận lợi hay để hạn chế rủi ro khi một trong ai bên muốn kinh doanh, vấn đề chia tài sản để đầu tư và duy trì cuộc sống gia đình sẽ là vấn đề được quan tâm hàng đầu, theo đó vấn đề xác định tài sản là tài sản riêng hay tài sản chung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích các bên.
Trong cuộc sống, đôi lúc vì một lý do nào đó mà các cặp vợ chồng không thể tiếp tục chung sống với nhau, khi đó ly hôn sẽ là một hệ quả tất yếu. Sau khi vấn đề tình cảm đã không còn thì vấn đề phân chia tài sản cũng sẽ được đặt ra. Vậy vợ chồng phải giải quyết tài sản chung và nợ chung như thế nào?
Hôn nhân là cơ sở quan trọng để phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, đồng thời cũng làm thay đổi một số quyền và nghĩa vụ tài sản của cá nhân trước và sau khi tham gia vào quan hệ hôn nhân.
Quan hệ hôn nhân làm phát sinh và quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình với nhau dựa trên co cơ sở đạo đức, phong tục tập quán, quan niệm xã hội, … được nhà nước nâng lên thành pháp luật. Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái thì con cái cũng có những quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với cha mẹ.
Trong xã hội, con chưa thành niên thường sống phụ thuộc vào cha mẹ, nhưng hiện nay rất nhiều trẻ em cũng tham gia một số công việc phù hợp với độ tuổi hay được tặng cho tài sản nên có tài sản riêng thậm chí số tài sản rất lớn. Vậy pháp luật quy định về tài sản riêng của con như thế nào? Ai có quyền quản lý, định đoạt tài sản riêng của con?
Cha mẹ đóng vai trò rất to lớn trong việc giáo dục và hình thành nhân cách con cái. Bên cạnh đó, cha mẹ còn phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên những mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Khi con gây ra thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường.
Nhu cầu kết hôn là một trong những nhu cầu tất yếu của con người khi đã trưởng thành. Hôn nhân tưởng chừng như chỉ là quan hệ giữa hai người nhưng trên thực tế, một cuộc hôn nhân trọn vẹn cần phải được sự công nhận của pháp luật. Do đó, nam nữ đủ điều kiện và muốn tiến tới hôn nhân cần phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy trình tự, thủ tục để đăng ký kết hôn như thế nào?
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi gắn bó con người với nhau bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, từ đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Trong gia đình, mọi yếu tố đều được xây dựng dựa trên cơ sở tình cảm, đạo đức, truyền thống dân tộc. Tuy nhiên nhà nước vẫn đưa những yếu tố này trở thành nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Mỗi người sinh ra đều có cha mẹ của mình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà cha, mẹ và con có thể bị chia cách. Để công nhận mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong những trường hợp này, pháp luật đã quy định về quyền được nhận cha, mẹ, con. Quyền này được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Trang 39/42