Với thâm niên và kinh nghiệm tư vấn pháp luật về đầu tư nước ngoài nhiều năm, HTC Việt Nam có đủ chuyên môn, kinh nghiệm và quan hệ để tư vấn, đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam cần đăng ký mã số giao dịch chứng khoán trực tuyến tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Vậy thủ tục đăng ký mã số giao dịch chứng khoán đối với nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường, tổ chức thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mở rộng, phát triển kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Vậy thành lập văn phòng đại diện công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì, trình tự, thủ tục như thế nào?
Nhằm thu hút vốn, công nghệ từ nước ngoài, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, Việt Nam đã cam kểt mở cửa thị trường tài chính trong đó có dịch vụ chứng khoán theo lộ trình thích hợp. Đây cũng là cơ hội lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam thành lập chi nhánh để thực hiện việc cung cấp các dịch vụ chứng khoán.Vậy thủ tục cấp phép thành lập và hoạt động chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Với sự phát triển của nên kinh tế thị trường vừa qua và tình hình hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã khẳng định được vị trí là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Nhà nước luôn quan tâm đến việc cải thiện cơ chế chính sách trong quản lý và điều hành thị trường. Trong đó, các quy định liên quan đến sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán đã thay đổi theo hướng cởi mở và có sự khuyến khích hơn đối với nhóm chủ thể này. Vậy để thành lập công ty chứng khoán đối với nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đáp ứng đủ các điều kiện và được cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá mà pháp luật quy định. Bài viết dưới đây, công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến quý khách về thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Câu hỏi của khách hàng: Công ty tôi dự định triển khai đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Nội, nhưng không biết các trường hợp dự án thuộc diện đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh? Thủ tục hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư như thế nào? Kính mong luật sư giải đáp thắc mắc của tôi, trân trọng cảm ơn.
Thị trường bán lẻ Việt Nam khá hấp dẫn đối với không chỉ nhà đầu tư trong nước mà nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Hiện nay có nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,…hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện vẫn có nhiều nhà đầu tư quan tâm chưa nắm được thủ tục mở các cơ sở bán lẻ hoặc phân phối tại Việt Nam. Bài viết dưới đây xin tư vấn về thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho doanh nghiệp nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài đóng vai trò là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, mức đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP của cả nước càng ngày càng được tăng cao. Việt Nam đã liên tục hoàn thiện thể chế, chính sách ưu đãi về tài chính để thu hút và quản lý tốt hơn nguồn lực đầu tư nước ngoài. Vậy các loại thuế ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Hợp tác công tư – PPP là mô hình hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư trong việc đầu tư cung cấp dịch vụ và hàng hóa công. Hiện nay phương thức này đã được triển khai thành công tại khá nhiều nước trên thế giới. Mô hình này được áp dụng ở rất nhiều lãnh vực dịch vụ công như: Các công trình đường bộ thu phí, đường sắt, sân bay; Xây dựng mới hoặc đầu tư nâng cấp bệnh viện, trường học; Xây dựng, vận hành và bảo dưỡng các toà nhà trụ sở làm việc của các cơ quan Nhà nước; Viện nghiên cứu khoa học (trang bị phòng thí nghiệm và sản xuất). Mô hình này mang lại lợi ích cho Nhà nước người dân và nhà đầu tư, vậy đầu tư theo hình thứ hợp đồng PP được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, nền kinh tế mở cửa thị trường đã kiến cho các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện hơn trong đầu tư vào Việt Nam. Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau trong cùng lĩnh vực đầu tư kinh doanh, do đó khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào một quốc gia nào đó đầu tiên phải tìm hiểu xem quốc gia đó có những yêu cầu, điều kiện gì đối với ngành nghề, hình thức mà mình dự định đầu tư, để có thể hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Vậy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần điều kiện gì?
Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực rất được các chủ đầu tư ngoại quốc quan tâm, bởi đây là ngành nghề có thể mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Vậy nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ kinh doanh bất động sản thì cần đáp ứng điều kiện gì? Phải tiến hành ra làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
Câu hỏi: Địa phương của tôi có một dự án đầu tư công do UBND huyện quyết định chủ trương và quyết định dự án đầu tư (dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật). Tổng mức đầu tư tại quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự kiến là 5 tỷ đồng (và có ghi là tổng mức đầu tư sẽ được chuẩn xác tại quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền - là UBND huyện). Khi lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu tư được phòng chuyên môn thẩm định có giá trị lớn hơn 5 tỷ đồng (nội dung đầu tư theo chủ trương đã được duyệt). UBND huyện đã ra quyết định phê duyệt dự án (báo cáo kinh tế - kỹ thuật) có tổng mức đầu tư theo giá trị đã được thẩm định (lớn hơn 5 tỷ đồng). Tôi muốn hỏi, UBND huyện có cần thiết phải ra thêm một quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư nữa không?
Câu hỏi: Theo Công ty tham khảo điểm d hoản 1 Điều 27 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP về bảo đảm thực hiện dự án đầu tư thì “1. Nhà đầu tư phải ký quỹ trong trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, trừ các trường hợp sau:... d) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác". Căn cứ quy định trên, công ty muốn hỏi trường hợp doanh nghiệp tự giải phóng mặt bằng bằng hình thức nhận chuyển nhượng đất trực tiếp từ người dân và được chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch thì doanh nghiệp có được miễn ký quỹ không?
Câu hỏi: Do sự kiện bất khả kháng nên công trình phải di chuyển vị trí (vẫn nằm trên địa bàn xã theo quyết định phê duyệt, cách khoảng 1km), đã có văn bản cho phép điều chỉnh dự án của UBND tỉnh. Tôi muốn hỏi, việc điều chỉnh dự án không làm thay đổi tổng mức đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư thì có phải lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư điều chỉnh bổ sung dự án báo cáo HĐND không, hay lập hồ sơ điều chỉnh dự án trình cấp thẩm quyền (UBND cấp tỉnh) phê duyệt luôn?
Câu hỏi: Tôi muốn hỏi, theo khoản 2, Điều 16 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về lựa chọn nhà đầu tư quy định hình thức sơ tuyển đối với các dự án BT nhóm B là sơ tuyển quốc tế. Tuy nhiên, Khoản 1, Khoản 3, Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phạm vi kinh doanh bất động sản không bao gồm việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai. Nhà đầu tư BT được hoàn trả vốn đầu tư bằng đất theo Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tôi muốn hỏi, vậy nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia sơ tuyển dự án BT có đúng không?
Trang 14/23