Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Vai trò của luật sư khi xảy ra tranh chấp kinh doanh thương mại

Trong kinh doanh thì những tranh chấp thương mại xảy ra là điều khó thể tránh khỏi. Xuất phát từ những bất đồng về quyền và lợi ích của các bên tham gia kinh doanh. Những tranh chấp này nếu không được giải quyết ổn thỏa thì sẽ để lại nhiều hậu quả xấu. Với kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại, đội ngũ luật sư công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến khách hàng những thông tin xung quanh vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Tranh chấp thương mại là gì?

Điều 3, Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Từ đó có thể hiểu tranh chấp thương mại là những tranh chấp xuất phát từ mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình hoạt động, kinh doanh. Tranh chấp thương mại chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân, tuy nhiên cũng có trường hợp tranh chấp thương mại xảy ra giữa các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân khi tham gia giao dịch không có mục đích sinh lợi nhưng lựa chọn áp dụng Luật Thương mại.

2. Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Hiện nay, các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại được luật hóa thành quy định tại Điều 317, Luật Thương mại năm 2005. Theo đó có bốn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại như sau: Thương lượng giữa các bên; Hòa giải tranh chấp; Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại; Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

Việc giải quyết tranh chấp thương mại dưới hình thức nào cũng cần phải nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế hoặc cản trở đến quá trình kinh doanh của các chủ thể, không ảnh hưởng đến uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường, mặt khác vẫn phải duy trì các mối quan hệ hợp tác, bí mật kinh doanh của các bên.

3. Những lợi ích khi được luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại

3.1. Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp.

Căn cứ Điều 317 Luật Thương mại 2005 thì có 4 cách thức giải quyết tranh chấp bao gồm:

- Thương lượng các bên

- Hòa giải

- Trọng tài thương mại

- Tòa án

Với từng cách thức giải quyết đều có ưu, nhược điểm riêng, luật sư nhiều kinh nghiệm sẽ căn cứ vào đặc điểm doanh nghiệp cũng như tình hình thực tế nhằm tư vấn phương thức hòa giải hợp lí nhất cho khách hàng.

3.2. Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Với mỗi phương thức giải quyết thì luật lại quy định từng trình tự, thủ tục khác nhau. Nếu doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm thì việc tuân thủ đúng những trình tự, thủ tục này rất là khó khăn và đôi khi là bỏ lỡ thời điểm quan trong trong vấn đề giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy mà việc tham vấn ý kiến từ luật sư là điều cần thiết để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thủ tục giải quyết, từ đó tiết kiệm được thời gian và công sức.

3.3. Kỹ năng giải quyết tranh chấp của luật sư

Thu thập thông tin là một trong những kỹ năng quan trọng của Luật sư, không chỉ áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại mà cần thiết đối với bất cứ vụ việc nào. Ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ, Luật sư phải chủ động khai thác thông tin từ khách hàng cũng như các bên liên quan để nắm được đầy đủ thông tin về tình trạng doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, mong muốn của các bên…

Ngoài các nguồn thông tin chính thức, những căn cứ pháp lý mang tính chuyên ngành mà Luật sư có thể tìm hiểu qua tài liệu hay sách, cần tận dụng các nguồn thông tin thứ ba uy tín như các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn (đã có chứng chỉ hợp pháp) để làm rõ các tình tiết, bản chất của sự việc. Việc tận dụng các nguồn thông tin thứ ba đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp thương mại thành công.

Bên cạnh kỹ năng thu thập thông tin, Luật sư cần phải có kỹ năng phân tích những thông tin đã thu thập được. Luật sư cần đọc và hiểu tình trạng pháp lý của khách hàng, phân tích những ưu thế của khách hàng và của đối phương để đề xuất ra phương án giải quyết cũng như dự đoán phản ứng của đối phương. Ở giai đoạn này không chỉ cần dự phòng các phương án có lợi cho mình mà Luật sư còn phải lên các phương án nhượng bộ để đạt tới mục tiêu hay giảm thiểu thiệt hại một cách tối đa

Dịch vụ tư vấn về giải quyết tranh chấp thương mại tại công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn về những vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại nhưu sau:

- Tư vấn về xử lý hồ sơ, trình tự thủ tục pháp lý khi xảy ra tranh chấp;

- Tư vấn về bồi thường thiệt hại trong tranh chấp thương mại;

- Tư vấn về các cách giải quyết tranh chấp tối ưu và hiệu quả;

- Tư vấn về tranh chấp về bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng;

- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác liên quan đến vấn đề này.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trương Minh Hải/239; Ngày viết: 15/07//2023)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn; https://htcvn.vn/

Bài viết liên quan

- 04 phương thức cần biết để giải quyết tranh chấp thương mại

- Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

- Những lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại

- Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

- Sổ tay pháp luật về trọng tài và hoà giải



Gọi ngay

Zalo