Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

04 phương thức cần biết để giải quyết tranh chấp thương mại

04 phương thức cần biết để giải quyết tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là việc không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên về các phương thức áp dụng để giải quyết tranh chấp nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thật sự hiểu rõ. Bài viết dưới đây HTC Việt Nam sẽ giải thích cho bạn đọc rõ hơn về 04 phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại.

1. Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại được hiểu là vấn đề mâu thuẫn giữa các thương nhân, thường xảy ra khi có hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật giữa các bên trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên còn lại.

2. Các phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại

Có 04 phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại là: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Mỗi phương pháp sẽ có những đặc điêm riêng, tùy theo từng hoàn cảnh và nhu cầu mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp hòa giải phù hợp với mình.

1. Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên xảy ra tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự thỏa thuận, tự dàn xếp và tháo gỡ bất đồng phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn hàng đầu.

- Thương lượng được thực hiện thông qua cơ chế tự giải quyết của các bên mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba.

- Không chịu sự ràng buộc từ các quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục giải quyết.

- Thể hiện rõ ý chí của các bên, trên cơ sở tự nguyện, thiện chí, các bên tự thỏa thuận và bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của mình trong quá trình thương lượng.

2. Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên xảy ra tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp.

- Hòa giải cần có sự tham gia với vai trò trung gian của bên thứ 3, hay còn được gọi là hòa giải viên.

- Phạm vi giải quyết do các bên thỏa thuận với nhau, không chịu sự ràng buộc của pháp luật về thủ tục, trình tự giải quyết qua hòa giải.

- Kết quả hòa giải được các bên tự nguyện thi hành, không có bất kỳ cơ chế háp lý nào bảo đảm cho kết quả hòa giải được chấp hành giữa các bên.

3. Trọng tài

Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.

- Trong phương pháp này, tranh chấp được giải quyết trước sự điều chỉnh trung gian của người thứ 3 được gọi là trọng tài viên.

- Phạm vi tham dự của trọng tài viên chỉ trong nội dung yêu cầu của bên tiến hành khởi kiện, quá trình thực hiện phải tuân thủ quy định của Luật Trọng tài thương mại.

- Kết quả có được sau khi giải quyết bằng phương pháp trọng tài được gọi là pháp quyết, chịu sự ràng buộc của pháp luật, các bên bắt buộc phải thi hành phán quyết này.

4. Tòa án

Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án được Nhà nước đảm bảo thi hành.

- Như hòa giải và trọng tài, tòa án cũng là phương pháp giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ 3 là tòa án.

- Phạm vi tham dự của tòa án chỉ thuộc nội dung khởi kiện của bên tiến hành khởi kiện, quá trình giải quyết được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ theo qy định của pháp luật.

- Kết quả giải quyết tranh chấp có được từ tòa án được gọi là Bản án, được bảo đảm thi hành bằng quyền lực Nhà nước. Các bên bắt buộc phải thi hành theo, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Bích Thủy/205; Ngày viết: 25/05/2022)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729;

Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

- Tư vấn thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

- Những lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại

- Giải thích về các loại giấy phép

- Tư vấn thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài



Gọi ngay

Zalo