TƯ VẤN HÌNH THỨC THƯƠNG LƯỢNG, HÒA GIẢI
Trong quan hệ hợp đồng, các bên thường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng đạt được lợi ích nhất định. Tuy vậy, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, giữa các bên trong hợp đồng cũng có khi phát sinh mẫu thuẫn về quyền lợi. Xuất phát từ thực tiễn đã hình thành những phương thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Vì vậy, dưới đây là những phân tích của chúng tôi về hai phương thức thương lượng và hòa giải.
1. Thương lượng
- Khái niệm: là hình thức giải quyết tranh chấp, trong đó các bên tranh chấp tự đưa ra giải pháp và thỏa hiệp với nhau để giải quyết các bất đồng mà không cần tới sự có mặt của bất cứ một bên thứ ba nào và cũng không phải tuân theo bất cứ một thủ tục bắt buộc nào.
Chính là việc các bên tranh chấp trực tiếp đưa ra những biện pháp thích hợp để đi đến thống nhất thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Thê hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua các bên tranh chấp tự động gặp mặt bàn bạc để giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay đưa ra phán quyết. Trong quá trình thương lượng của các bên không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.
Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực hiện đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.Việc thương lượng đòi hỏi các bên phải có thiện trí, trung thực, hợp tác.
- Ưu điểm: không gây phiền hà, ít tốn kém chi phí, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý, giữ được bí mật kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa các bên.
- Nhược điểm: hoàn toàn phụ thuộc vào thiện trí hợp tác của các bên tranh chấp, kết thúc thương lượng không phải trong mọi trường hợp đều có kết quả, không có cơ chế để đảm bảo cho việc thực hiện kết quả thương lượng. Phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành, sẽ kéo dài vụ tranh chấp.
2. Hòa giải
- Khái niệm: là hình thức giải quyết tranh chấp, trong đó có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cũng chấp nhận hay chỉ định giữ vai trò là trung gian để hỗ trợ cho các bên tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc chấm dứt những mâu thuẫn, xung đột đang tồn tại giữa các bên.
Việc giải quyết tranh chấp được xuất phát từ sự tự nguyện của các bên tranh chấp, nhưng có sự khác biệt là sự có mặt của bên thức ba vào quá trình giải quyết tranh chấp, trung gian này được cả hai bên tranh chấp chấp thuận và chỉ đơn thuần giữu vai trò trợ giúp, phân tích đánh giá để đi đến thống nhất về phương án loại bỏ tranh chấp mà trung gian hòa giải không thể đưa ra phán quyết.
Quá trình hòa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối với các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải
- Ưu điểm: đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả, ít tốn kém. Với sự tham gia của bên thứ ba có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, am hiểu các lĩnh vực và vấn đề tranh chấp. Họ sẽ biết cách điều hòa, kiểm soát được phiên hòa giải. Bí mật kinh doanh và uy tín của các bên vẫn sẽ giữ được, kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến của bên thứ ba nên mức độ tự nguyện thực hiện của các bên cũng cao hơn so với thương lượng.
- Nhược điểm: là hình thức khép kín, không công khai nên có thể nảy sinh những tiêu cực, trái pháp luật. Việc hòa giải có thể tiến hành không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đê gì đối với các bên tranh chấp. Thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay tòa án.
Với những nội dung đã nêu ở trên, các bên có thể tùy vào mong muốn của mình mà lựa chọn phương thức giải quyết cho phù hợp, tranh chấp được giải quyết triệt để.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về những vấn đề về thương lượng và hòa giải. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Nhung Nguyễn