Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Chuyển nhượng quyền sử hữu công nghiệp: Những vấn đề cần lưu ý

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ HỮU CÔNG NGHIỆP: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc chuyển nhượng quyền sử hữu công nghiệp không chỉ là một quy trình pháp lý phức tạp mà còn là một bước quan trọng đánh dấu sự thay đổi, phát triển và sáng tạo trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển nhượng này không phải lúc nào cũng đơn giản và có thể đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp mà các bên cần phải lưu ý và xử lý. Vậy Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? Các điều kiện hạn chế chuyển quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định như thế nào? Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp?

1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định của khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi 2022 thì quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trị mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Còn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ HỮU CÔNG NGHIỆP: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

2. Các điều kiện hạn chế chuyển quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Điều 139 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 55 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2022), việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bị hạn chế bởi các điều kiện sau:

- Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

- Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

- Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định pháp luật.

3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện dưới hình thức văn bản.

Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cần phải có nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

- Căn cứ chuyển nhượng;

- Giá chuyển nhượng;

- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Một số vấn đề mà cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý khi soạn hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:

Một là, cần có quy định về phạt bồi thường và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Một bên thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ đã nêu trong hợp đồng thì có thể bị phạt. Trừ trường hợp được miễn trừ trách nhiệm. Bồi thường thiệt hại có phát sinh khi một bên bị thiệt hại. Mà nguyên nhân trực tiếp là do việc bên kia không thực hiện theo đúng những nghĩa vụ đã thỏa thuận. Điều khoản này giúp cho các bên trách nhiệm hơn trong việc thực hiện hợp đồng;

Hai là, cần có điều khoản bảo mật thông tin về hợp đồng: Các bên thỏa thuận về hình thức; phương thức bảo mật; nghĩa vụ bảo mật những thông tin liên quan đến hợp đồng và đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; Chi phí liên quan đến bảo mật thông tin (nếu có); Hậu quả của pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật;

Ba là, hai bên cần thỏa thuận về phương pháp giải quyết tranh chấp;

Bốn là, theo quy định của Luật SHTT , hợp đồng chuyển nhượng những đối tượng dưới đây phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền sở hữu công nghiệp đối với: Sáng chế; Kiểu dáng công nghiệp; Thiết kế bố trí; Nhãn hiệu (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng). Hợp đồng chuyển nhượng đối với những đối tượng còn lại không phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Trên đây là những vấn đề tư vấn của chúng tôi về “Chuyển nhượng quyền sử hữu công nghiệp: Những vấn đề cần lưu ý”. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn chính xác nhất theo quy định của pháp luật.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả - uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Phạm Huy Hoàng/263; Ngày viết: 10/5/2024)

_______________________________________________

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------

Các bài viết liên quan:

- Những lưu ý đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

- Tư vấn về chuyển giao công nghệ

- Hướng dẫn thủ tục đăng ký sáng chế nhanh chóng

- Các quy định chung về kiểu dáng công nghiệp



Gọi ngay

Zalo