Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh: Những điều cần biết cho doanh nghiệp

BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CHO DOANH NGHIỆP

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt, nhãn hiệu âm thanh đang dần trở thành một công cụ mạnh mẽ để tạo dấu ấn và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ về quy trình bảo hộ nhãn hiệu âm thanh cũng như những lợi ích và thách thức liên quan. Bài viết dưới đây, Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết và chi tiết về việc đăng ký, bảo vệ, và khai thác giá trị của nhãn hiệu âm thanh trong hoạt động kinh doanh.

1. Nhãn hiệu âm thanh là gì?

Nhãn hiệu là một đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó nhãn hiệu âm thanh giúp lôi cuốn, hấp dẫn người dùng không chỉ thông qua thị giác mà còn bằng thính giác nhằm gia tăng cường độ nhận diện sản phẩm giữa khách hàng và các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Theo Ủy ban pháp luật về nhãn hiệu, kiểu dáng và chỉ dẫn địa lý (SCT) của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại hội nghị năm 2006 đã đưa ra văn kiện SCT 16-2 về các loại nhãn hiệu mới, theo đó nhãn hiệu âm thanh được hiểu là: “Âm thanh có thể là âm nhạc và không phải âm nhạc. Âm thanh âm nhạc có thể được tạo ra có chủ đích hoặc được lấy phạm vi của các bản nhạc hiện có. Các âm thanh không phải âm nhạc cũng có thể được tạo ra hoặc chỉ đơn giản là tái tạo các âm thanh có trong tự nhiên”

Ở Việt Nam tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022 trong đó điểm nổi bật là có quy định dấu hiệu âm thanh là một trong những đối tượng được pháp luật bảo hộ “Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện dưới dạng đồ họa”.

BẢO HỘ NHÃN HIỆU ÂM THANH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CHO DOANH NGHIỆP

2. Cách thức thể hiện của nhãn hiệu âm thanh

Tại khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2020 có quy định: “Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả làm rõ các yếu tố cầu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có), nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng việt, nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó”.

Như vậy, tại Việt Nam đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh phải đính kèm theo tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.

Hiệu lực thi hành của các quy định bảo hộ nhãn hiệu âm thanh: Quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 01 năm 2022.

3. Quy trình đăng ký nhãn hiệu âm thanh

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu âm thanh

Các cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu âm thanh trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến một trong các cơ quan nêu trên. Đơn đăng ký được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận. Khi nhận được đơn, cơ quan này kiểm tra tài liệu đơn và đối chiếu với danh mục tài liệu ghi trong tờ khai.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn.

Bước 3: Công bố đơn hợp lệ

Mọi đơn được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp dơn phải nộp lệ phí công bố đơn.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn (trừ đơn đăng ký thiết kế bố trí không tiến hành thủ tục thẩm định nội dung đơn)

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Nếu đơn thuộc trường hợp quy định tại điểm 16.1 Điều 16 Mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) thì tiến hành thẩm định lại đơn.

Bước 5: Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Bước 6: Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ

02 tháng kể từ ngày ra quyết định, sau khi người nộp đơn đã nộp lệ phí công bố theo quy định. Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp về việc cấp văn bằng bảo hộ.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về “Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh: Những điều cần biết cho doanh nghiệp”. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Phạm Huy Hoàng/263; Ngày viết: 19/6/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

----------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam

- Hủy bỏ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?

- Tư vấn thủ tục đăng kí nhãn hiệu

- Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu

.



Gọi ngay

Zalo