Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Sử dụng mạng máy tính thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác là gì? Bị xử phạt ra sao?

SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ GÌ? BỊ XỬ PHẠT RA SAO?

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển như hiện nay, dù mang lại nhiều tiện ích. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng internet, đã làm cho các thành phần xấu lợi dụng mạng internet để tiến hành lừa đảo chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản. Vậy hành vi này được quy định như thế nào trong pháp luật và chế tài xử phạt ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này với chúng tôi nhé.

1. Khái niệm

Chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình dưới bất kỳ thủ đoạn nào.

Sử dụng mạng máy tính, viễn thông, hoặc internet để chiếm đoạt tài sản là hành vi của người sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Điều này được quy định tại Điều 290 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

2. Dấu hiệu pháp lý

Chủ thể của tội phạm này là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Về khách quan: Mục đích của tội này là nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và thiết bị số như là công cụ phạm tội. Hành vi của tội này được quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Khách thể: Tội phạm trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức thông qua việc sử dụng công cụ là mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm hại trật tự an toàn công cộng.

Về mặt chủ quan, lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản của người khác là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện và mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác.

3. Sử dụng mạng máy tính thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bị xử phạt như thế nào?

Theo điều 290, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như sau:

Khung 1

- Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các hành vi được quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 290 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Có tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

- Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

- Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về “Sử dụng mạng máy tính thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác là gì? Bị xử phạt ra sao”. Công ty Luật HTC Việt Nam hân hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Sùng Thị Sơ/...; Ngày viết: 31/03/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: http://htcvn.vn ; https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

----------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan

Tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành

Những lưu ý khi giải quyết vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Đánh bạc trái phép trên mạng internet bị xử lý như thế nào?



Gọi ngay

Zalo