Thủ tục thu hồi nợ của ngân hàng
Kính thưa Quý khách hàng!
Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.
I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.
Doanh nghiệp tư nhân do tôi làm chủ sở hữu gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn để đầu tư kinh doanh nên tôi đã vay của ngân hàng Vietcombank số tiền 4 tỷ 500 triệu đồng, dùng giấy sở hữu 2 mảnh đất của công ty để thế chấp. Ngân hàng cho tôi vay trong thời hạn 5 năm, ngày đến hạn là 20/07/2021. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến tất cả các ngành nghề bị ảnh hưởng và doanh nghiệp tôi cũng không phải ngoại lệ. Do vậy, đã quá hạn thanh toán số tiền vay và tiền lãi nhưng tôi vẫn chưa trả hết được cho ngân hàng. Trước sự chậm trễ này, ngân hàng sẽ làm thủ tục thu hồi nợ. Tôi không nắm rõ thủ tục này lắm nên mong công ty tư vấn giúp tôi để tôi có thể nắm bắt va sắp xếp trước.
Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về về thủ tục thu hồi nợ của ngân hàng.
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn cho Quý khách như sau:
II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:
1. Cơ sở pháp lý:
Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý khách hàng, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
- Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội.
2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng về thu tục thu hồi nợ của ngân hàng
2.1. Thu hồi nợ là gì? Tại sao phải thu hồi nợ?
- Khái niệm: Thu hồi nợ là việc yêu cầu khách nợ thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền hay tài sản khi đã hết hạn hoặc quá hạn mà khách nợ phải trả cho chủ nợ theo thỏa thuận và hợp đồng.
- Ý nghĩa của việc thu hồi nợ:
+ Đảm bảo sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp, cá nhân.
+ Đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp, tài chính của cá nhân.
+ Quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, cá nhân và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
2.2. Ngân hàng tiến hành thu hồi nợ khi nào?
- Khi khách hàng không trả tiền dù đã đến hạn trả tiền vay và khoản lãi theo hợp đồng đã ký kết giữa người vay tiền và ngân hàng, ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ.
- Khoản nợ mà người vay không trả được gọi là nợ quá hạn, nợ xấu tùy thuộc vào thời gian quá hạn.
2.3. Trình tự thủ tục thu hồi nợ
Việc thu hồi nợ của ngân hàng thông thường sẽ được thực hiện dựa trên 3 quy định, đó là:
- Quy định của pháp luật
- Quy định của ngân hàng nhà nước
- Quy định riêng của mỗi ngân hàng
Căn cứ vào thực trạng của mỗi khách hàng và việc phân loại nợ thuộc nhóm nào mà ngân hàng sẽ có quy trình xử lý phù hợp. Thông thường ngân hàng sẽ thực hiện xử lý nợ thông qua quy trình sau:
- Bước 1: Liên hệ với khách hàng nhắc nợ định kỳ. Khi khách hàng có dấu hiệu không trả nợ đúng hạn thì phải liên lạc thường xuyên hơn để nhắc nhở khách hàng. Khi khách hàng có nợ quá hạn và có dấu hiệu sắp chuyển sang nợ xấu thì sẽ mời khách hàng đến ngân hàng làm việc để nắm rõ tình hình của khách hàng xem có đang khó khăn về tài chính hay đang vướng mắc việc riêng hay không, từ đó sẽ có giải pháp cho khách hàng. Nếu khách hàng thiện chí hợp tác trả nợ thì ngân hàng sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để xử lý nợ cho khách hàng như gia hạn nợ, cơ cấu nợ, …
- Bước 2: Nếu khách hàng không có thiện chí hợp tác trả nợ mà nợ đã chuyển sang nợ xấu thì ngân hàng sẽ sử dụng đến các biện pháp mạnh hơn như gửi thông báo đến những đối tượng có liên quan đến khách hàng như người thân của khách hàng, đơn vị khách hàng công tác, các đối tác và bạn bè của khách hàng để nhờ hỗ trợ đòi nợ. Đồng thời với những biện pháp trên ngân hàng sẽ báo cáo nợ với ngân hàng nhà nước, trích lập dự phòng rủi ro, đến nhà khách hàng để làm việc trực tiếp, theo dõi giám sát tài sản thế chấp để tránh bị khách hàng tẩu tán, …
- Bước 3: Bán nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng, hoặc bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản, thuê công ty chuyên đòi nợ, thủ tục trọng tài thương mại để đòi nợ, …
- Bước 4: Ngân hàng hoặc luật sư của ngân hàng sẽ đại diện cho ngân hàng đứng ra khởi kiện khách hàng để đòi nợ. Việc khởi kiện đòi nợ thông thường sẽ diễn ra ở Tòa Dân sự. Tuy nhiên một số trường hợp khách hàng có dấu hiệu tội phạm thì sẽ tiến hành khởi kiện hình sự. Đồng thời với việc khởi kiện đòi nợ, ngân hàng sẽ đề nghị Tòa án áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như phong tỏa tài khoản ngân hàng, phong tỏa tài sản, cấm thay đổi hiện trạng, kê biên tài sản, cấm xuất cảnh, … để tránh khách hàng thay đổi hoặc tẩu tán tài sản và xuất cảnh để trốn nợ.
3. Bảng báo giá chi phí.
Vui lòng liên hệ qua sđt: 0989.386.729 hoặc email: [email protected] để được báo giá chi tiết.
III. Bảo mật
Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.
Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Họ tên: Nguyễn Yến Vy/163, Ngày viết: 26/08/2021)
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn
--------------------------------------------------------------------------------------
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Luật sư tư vấn biện pháp thu hồi nợ khi bên vay không có khả năng trả nợ