Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến hiện nay và cách nhận biết.

Các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến hiện nay và cách nhận biết.

Trong thời đại số, cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, công nghệ cũng tạo điều kiện cho các hoạt động tội phạm, đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ những cuộc gọi điện thoại mạo danh cơ quan nhà nước đến những tin nhắn lừa đảo trúng thưởng, kẻ gian không ngừng tìm kiếm những chiêu trò mới để qua mắt người dân.

Các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến hiện nay và cách nhận biết.

1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

- Căn cứ Điều 105 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giấ và quyền tài sản, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Lừa đảo là hành vi tạo niềm tin đối với người khác nhằm thực hiện mục đích chuộc lợi, vụ lợi, trái pháp luật. Chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển dịch vật vô hình hoặc hữu hình một cách trái pháp luật khi vật đó đang thuộc sở hữu của một đối tượng nào đó không phải của bản thân.

- Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

+ Đối tượng nào có hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết tội nhưng chưa được xóa án tích; gây ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của người bị hại và gia đình người bị chiếm đoạt tài sản thì bị phạt cải tạo không giam giữ đề 3 năm và phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

+ Đối tượng có hành vi chiếm đoạt tài sản có tổ chức, có tính chuyên nghiệp; tài sản bị chiếm đoạt có giá trị 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm; đối tượng lợi dụng chức vụ , quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đối tượng dùng thủ đoạn xảo quyệt; đối tượng chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

+ Đối tượng chiếm đoạt tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng những thuộc có tổ chức, có tính chuyên nghiệp; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tính trạng khẩn cấp bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

+ Đối tượng phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấn đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua những hình thức nào?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay đang là một trong những vấn đề lóng trong xã hội, khi hoạt động này trở nên chuyên nghiệp hơn. Và trên thực tế có rất nhiều hình thức gian dối để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

- Lừa đảo qua mạng: đây là cách thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay, đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo tài khải của người bị hại và kết bạn với những người quen của người bị hại sau đó sẽ liên hệ với họ để thực hiện hành vi lừa dối này. Đối tượng lừa đảo có thể giả mạo qua phần mềm AI để tiếp cận nạn nhân để thực hiện hành vi gian dối.

- Lừa đảo trúng thưởng: với hình thức này thì đối tượng lừa đảo sẽ tiếp cận nạn nhân với mục đích thông báo cho nạn nhân đã trúng được những phần quà giá trị, và để nhận được phần quà thì nạn nhân phải nộp một số tiền phí đề nhận và thông qua đó đối tượng lừa đảo thực hiện hành vi gian dối của mình.

- Lừa đảo trực tiếp: đối tượng lừa đảo sẽ tạo dựng lòng tin để vay mượn tiền và hứa trả với số lãi cao, sau khi nạn nhân bị thuyết phục và đồng ý với thỏa thuận này thì đối tượng sẽ thực hiện hành vi lừa đảo không trả tiền. Hoặc đối tượng lừa đảo sẽ bàn hàng cho nạn nhân với những hứa hẹn sản phẩm chất lượng cao, nhưng sau đó khi nạn nhân nhận hàng thì sản phẩm kém chất lượng.

- Lừa đảo qua điện thoại: đối với cách thức này thì đối tượng lừa đảo đã dường như biết hết thông tin của nạn nhân và giả mạo người quen hay lực lượng chức năng, cơ quan nhà nước để thực hiện hành vi lừa dối chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp nhận thấy bản thân đang có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì nạn nhân có thể làm đơn tố giác đến các có nhà nước có thẩm quyền điều tra tại nơi đang cư trú.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Quỳnh Trang ; Ngày viết:08/08/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0989.386.729

Email: [email protected]

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

________________________________________________________________________

Bài viết liên quan

- Tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành

- Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

- Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?





Gọi ngay

Zalo